Công nhân Fukushima tử vong không phải vì phóng xạ

Đại diện Liên hợp quốc cho biết, nguyên nhân tử vong của 6 công nhân từng làm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản và đã chết sau khi thảm họa động đất - sóng thần gây sự cố rò rỉ hạt nhân tại nơi này, không liên quan tới phóng xạ.

Theo hãng thông tấn AP, Ủy ban Khoa học Liên hợp quốc về Bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) hôm 23/5 đã công bố kết luận trên. Cơ quan này khẳng định, mặc dù nhiều công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã bị xạ chiếu qua da sau sự cố xảy ra cách đây 1 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo về bất kỳ “ảnh hưởng đáng kể nào xét trên phương diện lâm sàng”.


6 công nhân từng làm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã chết sau
khi thảm họa động đất - sóng thần gây sự cố rò rỉ hạt nhân tại nơi này cách đây 1 năm.

Chủ tịch UNSCEAR Wolfgang Weiss tuyên bố, mục tiêu hiện tại của cơ quan này là đánh giá các mức độ xạ chiếu đối với khoảng 2 triệu người sống trong khu vực Fukushima vào thời điểm xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân ngày 11/3/2011.

Ông Weiss tiết lộ thêm rằng, UNSCEAR cũng đã thu thập thông tin về các kết quả đô tuyến giáp của hơn 1.000 trẻ em tại khu vực ảnh hưởng và dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo gửi Đại hội đồng Liên hợp quốc về sự việc vào năm sau.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho hay, nhiều vùng quanh nhà máy Fukushima Daiichi có độ phóng xạ vượt mức gây ung thư. Tuy nhiên, hầu hết nước Nhật không bị mức phóng xạ nguy hiểm này.

Trong báo cáo dày 124 trang, WHO nói thêm rằng, mức phóng xạ tại các nước láng giềng của Nhật đã trở về mức bình thường và phần còn lại của thế giới chỉ chịu tác động rất nhỏ qua thức ăn.

Trước đó, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từng xác nhận, mức nhiễm xạ trong một loại sữa và rau của Nhật đã cao hơn đáng kể ngưỡng cho phép tiêu dùng theo quy định của nhà chức trách nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News