Costa Rica công bố phát hiện thêm hai loài bướm đêm mới

Loài Tinaegeria carlosalvaradoi sinh sống tại vùng rừng nhiều mưa của Khu bảo tồn Guanacaste, thuộc họ Stathmopodidae, cho tới nay ít được biết tới và được nhà phân loại sinh học Elda Araya tìm ra.

Bộ Môi trường và Năng lượng Costa Rica vừa công bố phát hiện hai loài bướm đêm mới, với tên gọi khoa học là Tinaegeria carlosalvaradoi và Percnarcha claudiadoblesae, thành quả của công trình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học kéo dài suốt 40 năm qua.

Costa Rica công bố phát hiện thêm hai loài bướm đêm mới
Loài Tinaegeria carlosalvaradoi. (Nguồn: larepublica.net).

Tên của hai loài bướm mới này được đặt để tôn vinh đương kim Tổng thống Carlos Alvarado và Đệ nhất phu nhân Claudia Dobles vì những nỗ lực của họ trong việc ủng hộ bảo tồn đa dạng sinh học Costa Rica.

Phát hiện này là kết quả của chương trình kiểm kê đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Guanacaste, được duy trì suốt 41 năm qua và từng tích hợp hàng nghìn loài sâu bọ mới vào danh sách đa dạng sinh học thế giới.

Loài Tinaegeria carlosalvaradoi sinh sống tại một vùng rừng nhiều mưa của Khu bảo tồn Guanacaste, thuộc họ Stathmopodidae, cho tới nay ít được biết tới và được nhà phân loại sinh học Elda Araya tìm ra.

Trong khi đó, Percnarcha claudiadoblesae cũng sinh sống trong vùng rừng nhiều mưa của Guanacaste, nhưng thuộc họ Gelechiidae, và được nhà phân loại sinh học Petrona Rios phát hiện.

Nhà nghiên cứu Mark Metz thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và Viện Smithsonian chứng thực là hai loài mới sau khi kiểm chứng thanh mã gene và mô tả phân loại.

Costa Rica được nhiều nhà bảo vệ thiên nhiên coi là “thiên đường của bướm” khi các loài côn trùng với những đôi cánh muôn màu này sinh sống ở mọi vùng miền của quốc gia Trung Mỹ này.

Với hơn 1.200 loài bướm đã thống kê, đất nước mang tên “bờ biển giàu có” này chiếm tới 18% các loài bướm đã thống kê của thế giới và 90% của khu vực Trung Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại thảo mộc có khả năng chữa hơn 50 bệnh

Loại thảo mộc có khả năng chữa hơn 50 bệnh

Các nhà khoa học chỉ ra loại thảo mộc có khả năng khắc phục hơn 50 bệnh khác nhau. Nó được coi là có chứa chất khử trùng mạnh và đặc tính chống virus.

Đăng ngày: 28/07/2019
Phát hiện vi khuẩn sống dưới băng Bắc Cực 50.000 năm còn nguyên vẹn

Phát hiện vi khuẩn sống dưới băng Bắc Cực 50.000 năm còn nguyên vẹn

Các nhà khoa học đã tìm thấy những cộng đồng vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh trong các túi nước biển nằm dưới lãnh nguyên Bắc cực 6 mét.

Đăng ngày: 28/07/2019
Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Không chỉ có trong phim kinh dị, những loài kí sinh trùng có khả năng điều điều khiển vật chủ lớn hơn nó gấp nhiều lần cũng tồn tại ngay trong đời sống chúng ta.

Đăng ngày: 27/07/2019
Gốc cây

Gốc cây "zombie" được khu rừng nuôi sống

Gốc cây kauri trong rừng New Zealand ghép rễ để hút nhờ nước và dưỡng chất từ những cây hàng xóm, gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu.

Đăng ngày: 27/07/2019
Ba loài côn trùng góp công lớn cho y học

Ba loài côn trùng góp công lớn cho y học

Nọc độc của nhện có khả năng điều trị động kinh và đường ruột, còn nọc độc ong bắp cày có thể ức chế tăng sinh tế bào ung thư.

Đăng ngày: 25/07/2019
Loài nấm sát thủ ký sinh khiến kiến chết dần chết mòn trong đau đớn

Loài nấm sát thủ ký sinh khiến kiến chết dần chết mòn trong đau đớn

Nấm sát thủ kiểm soát cơ hàm của loài kiến trước khi điều khiển con vật cắm hàm vào thân hoặc lá cây rồi chết dần trong đau đớn.

Đăng ngày: 24/07/2019
Chuyện về cây sồi cổ thụ

Chuyện về cây sồi cổ thụ "mai mối" cho 100 cặp tình nhân nhưng bản thân mãi cô đơn

Ở Đức có một cây sồi hàng trăm tuổi được gọi là "cây cô dâu chú rể", tương truyền hơn 100 cặp đôi đã viết thư cho nhau gửi vào hốc cây, sau đó cũng được kết duyên ngay tại tọa độ này.

Đăng ngày: 23/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News