Củ riềng: Vị thuốc quý giúp phòng ngừa ung thư, giảm đau dạ dày và chống viêm

Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y. Trong y học hiện đại, tinh chất riềng cũng được nghiên cứu sử dụng để chữa bệnh.

Vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái, Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội, cho biết chúng ta thường dùng riềng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, nhưng chưa biết củ riềng là vị thuốc quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.


Củ riềng vừa để chế biến món ăn vừa là vị thuốc độc đáo chữa nhiều bệnh - (Ảnh minh họa).

Bác sĩ Thái phân tích, củ riềng còn được gọi là gừng Thái, là gia vị thường được sử dụng trong y học cổ truyền trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Thái Lan và Indonesia.

Một nghiên cứu cho thấy galangin, quercetin và các hợp chất chống oxy hóa khác có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, cổ tử cung và gan.

Ngoài ra, chiết xuất riềng cũng giúp làm giảm các bệnh về da như chàm, bỏng ngứa và nấm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường type 2, bảo vệ chức năng của não và giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và làm tăng khả năng giường chiếu, kích thích sản sinh tinh trùng.


Cá kho riềng mang lại hương vị độc đáo - (Ảnh minh họa).

Chữa đau dạ dày và nhiều bệnh

Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y Hải Phòng, cho biết củ riềng, y học cổ truyền gọi là Cao lương khương, Lương khương.

Riềng là một cây thuộc họ gừng, thường dùng phần củ, hạt và lá. Củ riềng được hình thành do rễ riềng phình to, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu đến khi già ngả sang màu vàng nhạt.

Lớp vỏ ngoài khá dày cứng, có nhiều mắt được chia thành nhiều đốt với kích thước không đồng đều bao bọc phần thịt ruột thường có màu trắng hoặc hơi vàng, rất thơm, vị cay nóng và có nhiều sợi xơ.

Vị thuốc củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, quy kinh: tỳ, vị, có tác dụng lợi tiêu hóa, giảm đau, tán hàn, được y học cổ truyền ứng dụng vào chữa nhiều bệnh:

Dùng bài thuốc: củ riềng, hương phụ mỗi vị 6-10g; bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g; ô dược 9-12g; đinh hương 6-9g; sa nhân 3-6g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc dùng củ riềng, cam thảo chích, tô mộc mỗi thứ 10g kết hợp với bạch thược sao 30g và bạch chỉ 15g. Tất cả các vị thuốc đem tán bột, pha với nước đun sôi để uống hoặc đem sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: làm giảm các triệu chứng đau bụng, chân tay lạnh, trướng bụng,… do đau dạ dày.

Uống khoảng 10 thìa, bụng sẽ dễ chịu và nằm yên, tay không cần ôm chặt bụng nữa. Nghỉ khoảng 10 phút lại cho uống tiếp hết hơn nửa chén, nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng sẽ hết.

Hoặc bột củ riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn.

Khi sử dụng lấy bông nhúng vào thuốc sau đó xoa lên chỗ đau, kết hợp day bấm nhẹ. Thuốc này có thể dùng khi bị đau xương, trật ngã, sưng đau khớp, đau nhức cục bộ.

Một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy khi dùng củ riềng với liều 2.000mg/kg trọng lượng cơ thể có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đi tiểu nhiều, tiêu chảy, mất khẩu vị, giảm năng lượng, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Những tác dụng phụ trên không xuất hiện nếu dùng với liều lượng nhỏ hơn 300mg/kg trọng lượng cơ thể.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất