Cực điểm mưa sao băng Sư Tử sẽ rực sáng vào cuối tuần này

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), mưa sao băng Leonids (Sư Tử) có nguồn gốc từ những mảnh vụn của sao chổi 55P Tempel-Tuttle. Khi sao chổi này đi qua tới gần Mặt Trời, nó để lại nhiều mảnh vụn là các thiên thạch nhỏ, trải dài trong không gian và cắt qua quỹ đạo Trái đất.

Cực điểm của mưa sao băng Sư Tử là đêm 17, rạng sáng ngày 18/11. Dưới bầu trời tối không có trăng, bạn có thể thấy 10 đến 15 sao băng Leonids mỗi giờ.


Cực điểm của mưa sao băng Sư Tử là đêm 17, rạng sáng ngày 18/11.

Hàng năm khi Trái đất đi qua khu vực của đám tàn dư này, những mảnh vụn với kích thước của những viên đá đó lao qua khí quyển và cháy sáng tạo thành các sao băng của Leonids. Cái tên Leonids (hay Leonid) là xuất phát từ việc vùng trung tâm tập trung hầu hết các sao băng của hiện tượng này là phần đầu của chòm sao Leo (Sư tử).

Trong quá khứ, Leonids là một mưa sao băng lớn và đã từng có lần có số lượng sao băng cao bất thường - hàng nghìn sao băng mỗi giờ, được những người quan sát gọi là "bão sao băng" hay còn được ví von là tiếng gầm của con sư tử. Sự bùng nổ đó xảy ra khi Trái đất đi qua đúng khu vực có mật độ thiên thạch cao nhất của đám tàn dư do sao chổi để lại.

Dù vậy, theo dự đoán, bão sao băng của Leonids sẽ không xuất hiện cho tới năm 2033. Điều đó có nghĩa là Leonids năm nay chỉ là một mưa sao băng trung bình với mật độ chỉ khoảng 20 tới tối đa là 30 sao băng mỗi giờ ở cực điểm ngay cả khi quan sát trong điều kiện thuận lợi nhất.

Mặc dù vậy, cũng như ánh Trăng sẽ làm mờ đi một phần không nhỏ bầu trời, nếu thời tiết thuận lợi, bạn vẫn sẽ có nhiều cơ hội theo dõi được nhiều vệt sáng đáng chú ý của Leonids.

Trận mưa sao băng Leonid nổi tiếng đã tạo ra một trong những cơn bão sao băng lớn nhất, tốc độ lên tới hàng nghìn sao băng mỗi phút trong khoảng thời gian 15 phút vào sáng ngày 17 tháng 11 năm 1966. Đêm đó, sao băng Leonid đã rơi xuống như mưa trong chốc lát. Một số người chứng kiến có ấn tượng mạnh mẽ về việc Trái đất di chuyển trong không gian, lội qua dòng sao băng.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất