Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ

Mưa sao băng là một trong những hiện tượng thiên nhiên kì thú luôn được con người chờ đợi, yêu thích nhất.

Hãy cùng ngược dòng lịch sử nhân loại để tìm kiếm tung tích và hiểu hơn về truyền thuyết những trận mưa sao băng xa xưa.

Từ những nền văn minh phương Tây…

Mưa sao băng thực ra đã xuất hiện trong những tài liệu ghi chép của người cổ xưa từ rất lâu. Perseids và Leonids có lẽ là hai dạng mưa sao băng phổ biến nhất, đặc biệt là Perseids. Theo những ghi chép lịch sử, những trận mưa sao băng Perseids đã được quan sát từ cách đây 2.000 năm về trước bởi người Hy Lạp.

Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ
Hình ảnh miêu tả "bão sao băng" Leonids

Cái tên Perseids thực tế cũng xuất phát từ Perseus - tên một chòm sao trên trời do người Hy Lạp đặt dựa theo tên của á thần Perseus – con trai thần Zeus quyền năng.

Tuy nhiên, người Hy Lạp hầu như không hề có ý niệm về biểu tượng tâm linh của những trận mưa sao băng. Thậm chí, nhà thông thái Aristotle còn duy lý tới mức, ông sử dụng lập luận khoa học nhằm cố gắng truy ra gốc tích của mưa sao băng vào khoảng năm 350 TCN. Theo đó, sao băng thực ra giống sấm sét, đơn thuần chỉ là kết quả tương tác giữa gió, đất bụi khô, tạo ra các vệt lửa trên bầu trời.

Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ

Chỉ tới thời kì La Mã, những ý niệm tâm linh thần bí mới được gán cho những trận mưa sao băng. Theo đó, người La Mã cho rằng mỗi ngôi sao trên bầu trời là một ngọn nến được các thiên thần thắp sáng, tượng trưng cho sinh mệnh và linh hồn của một con người.

Người La Mã cổ cho rằng, mỗi ngôi sao trên bầu trời là một ngọn nến được các thiên thần thắp sáng, tượng trưng cho sinh mệnh và linh hồn của một con người.

Khi một ngôi sao băng bay vụt qua bầu trời, điều đó cũng đồng nghĩa rằng một người trên Trái đất đã qua đời. Ngoài ra, cũng có thời kỳ người La Mã tin rằng, mỗi ngôi sao băng bay ngang qua là phép thuật màu nhiệm do một thầy phù thủy tạo ra.

Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ

Tới thời kì trị vì của hoàng đế La Mã - Valerian, hình ảnh những trận mưa sao băng được các tín đồ Công giáo gán cho rất nhiều ý nghĩa. Cụ thể, ngày 10/08/258, Thánh Lawrence bị vị vua tàn bạo trên tra tấn cho tới chết tại thành Rome.

Vào đêm hôm đó, một trận mưa sao băng Perseids đã xảy ra. Các tín đồ Công giáo chứng kiến đã gọi đó là “Tears of St.Lawrence” (Những giọt nước mắt của Thánh Lawrence).

Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ
Nhiều người cho rằng, phải chăng mưa sao băng chính là điềm xấu báo hiệu cho thảm họa đang xảy ra

Gần đây nhất, năm 1912, khi con tàu Titanic huyền thoại bắt đầu chìm dần xuống đáy Đại Tây Dương, nhiều nhân chứng sống sót cũng đã từng nhìn thấy một trận mưa sao băng rất lớn. Những sự trùng hợp ngẫu nhiên tới lạ kì làm dấy lên nhiều giả thuyết: phải chăng mưa sao băng chính là điềm xấu báo hiệu cho những thảm họa đang xảy ra?.

…tới nền văn minh phương Đông

Cũng giống như một số nền văn minh phương Tây, người phương Đông cũng đã có những quan sát nhất định về mưa sao băng từ rất sớm. Theo các ghi chép cổ, người Trung Quốc từng mô tả lại những trận mưa sao băng Leonids từ khoảng năm 868, 899 hoặc 900.

Người Ả Rập cũng từng nhắc tới một trận mưa sao băng năm 902 như là điềm báo về sự qua đời của vua Ibrahim ở Tunisia.

Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ

Tuy nhiên, ý nghĩa tâm linh về mưa sao băng của người phương Đông có nhiều nét rất đặc trưng. Cụ thể, người Trung Quốc cho rằng mưa sao băng là hình tượng rồng hạ thế hay sứ giả của trời phái xuống nhân gian.

Trong khi đó, người Siberia cổ lại quan niệm bầu trời vốn là một mái vòm được khâu lại, vì vậy khi các vị thần đi ngang qua, ánh hào quang từ họ có thể lọt qua nhưng khe hẹp của bầu trời, trở thành mưa sao băng như chúng ta vẫn nhìn thấy.

Ngoài ra, trong thần thoại của người Trung Á, mưa sao băng tượng trưng cho một con rắn lửa đang bò trên bầu trời. Đôi khi con rắn mang lại thảm họa, nhưng cũng có lúc nó là biểu hiện cho kho báu và sự giàu có.

Sự kì diệu của mưa sao băng trong các nền văn hóa cổ

Thậm chí, có nhiều người tin, nếu chứng kiến một trận mưa sao băng, chỉ cần nhắm mắt và ước thành tâm, mọi ước muốn của bạn có thể trở thành sự thật. Tuy vậy, cho tới nay, chưa nhà khoa học nào chứng minh hay tìm ra tung tích thực sự của quan niệm thú vị này. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng, mưa sao băng và những điều ước chẳng có mối liên hệ gì với nhau như mọi người lầm tưởng.

Dù vậy, với nhiều người, được ngắm nhìn những ngôi sao băng lấp lánh vụt sáng trên bầu trời cũng đem lại niềm vui, niềm thích thú cho họ.

Sự kiện sắp diễn ra: hiện tượng mưa sao băng Leonids ngày 18/11

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News