Cuộc chiến giữa nhện và dơi
Nam Cực là nơi duy nhất con người không thể chứng kiến cảnh tượng nhện xơi tái dơi, các nhà khoa học khẳng định.
Một con nhện ăn dơi tại Australia. (Ảnh: Livescience)
Dơi là một trong những nhóm động vật thành công nhất trên hành tinh. Với hơn 1.200 loài, dơi chiếm khoảng 20% tổng số loài động vật có vú. Giống như cú, chim cắt và rắn, dơi có rất ít kẻ thù tự nhiên.
Nhưng dơi lại là con mồi của nhiều động vật không xương sống. Chẳng hạn, những con rết khổng lồ tại Venezuela có thể ăn những con dơi. Người ta cũng từng thấy những con rán ăn những con dơi non khi chúng rơi xuống đáy hang. Nhưng mới đây các nhà khoa học lại phát hiện thêm một kẻ thù nữa của dơi. Đó là nhện.
Martin Nyffeler, một nhà nghiên cứu của Đại học Ulm tại Đức và Mirjam Knörnschild, một chuyên gia của Đại học Basel tại Thụy Sĩ, đã phân tích hơn 100 nghiên cứu về nhện để tìm hiểu hành vi ăn dơi của chúng, Livescience đưa tin. Họ nhận thấy hiện tượng này diễn ra trên mọi châu lục, trừ Nam Cực.
Khả năng định vị bằng sóng siêu âm giúp dơi phát hiện mạng nhện một cách dễ dàng. Nếu rơi đâm trúng mạng nhện, chỉ những mạng chắc chắn nhất mới có thể giữ chúng. Phần lớn mạng nhện sẽ rách toạc khi dơi lao vào chúng. Vì thế, phần lớn dơi mắc vào mạng nhện có kích thước nhỏ hoặc là dơi non, với sải cánh từ 10 tới 24cm. Đôi khi chúng chết vì kiệt sức, đói, mất nước hoặc quá nóng sau khi mắc vào mạng nhện. Nhưng nếu chúng không chết, nhện sẽ chủ động tấn công để tiêu diệt con mồi.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
