Cuộc đời đầy biến cố và sự mất tích bí ẩn của một thiên tài vật lý

Nhà vật lý trẻ tuổi và chưa được nhiều người biết đến sau này đã trở thành một trong những cái tên bí ẩn và gây nhiều tranh cãi nhất trong suốt thế kỷ XX. Người mà trước những biến cố của xã hội, trong một bước ngoặt đột ngột đã trở thành thiên tài ở một lĩnh vực mà ông không hề mong muốn.

Vào giữa những năm 1930, khi cuộc Đại suy thoái xảy ra ở phương Tây, dường như cả thế giới bị rơi vào cơn bão tài chính kinh hoàng. Thương mại quốc tế đã giảm gần 30% và cả nền công nghiệp rung chuyển với gần 30 triệu người đã thất nghiệp trên toàn thế giới vào năm 1932. Lúc này, ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít phát triển mạnh ở Đức, Adolf Hitler và Đức Quốc xã lên nắm quyền, phục hồi sức mạnh kinh tế Đức, và một cuộc chiến tranh đang đe doạ tất cả châu Âu.

Các nhà độc tài hiểu rõ tầm quan trọng của những phát triển khoa học sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào. Trong suốt những năm 1930, các nước lớn đều đầu tư vào nghiên cứu về vật lý, tập trung chủ yếu vào phóng xạ và các loại vũ khí hạt nhân. Vào năm 1932, các nhà nghiên cứu Frédéric Joliot và Irène Joliot-Curie đã ghi lại sự tồn tại của một hạt mới và không bình thường, nghi ngờ nó có thể là bằng chứng của những tia gamma bí ẩn. Tuy nhiên, khám phá này đã được giải thích một cách khác biệt bởi một nhà vật lý trẻ tuổi và chưa được nhiều người biết đến, người sau này trở thành một trong những cái tên bí ẩn và gây nhiều tranh cãi nhất trong khoa học suốt thế kỷ XX.

Một thiên tài không mong muốn

Cuộc đời đầy biến cố và sự mất tích bí ẩn của một thiên tài vật lý

Ettore Majorana sinh ra ở Catania, Sicily, và từ khi còn rất nhỏ ông đã đam mê nghiên cứu, nhất là về vật lý. Khi mới chớm tuổi thành niên, Majorana tham gia vào nhóm "Via Panisperna boys" của Enrico Fermi, một nhóm các nhà nghiên cứu trẻ tuổi ghi nhận phát hiện đầu tiên về nơ-tron, bao gồm năng lượng từ 1-10 eV. Phát hiện nổi tiếng này dẫn đến sự phát triển của lò phản ứng hạt nhân, sau đó đã giúp tạo ra các quả bom nguyên tử. Trước những biến cố của xã hội, trong một bước ngoặt đột ngột, nhà khoa học trẻ tuổi đã trở thành thiên tài ở một lĩnh vực mà ông không hề mong muốn.

Và sau này, thật đáng buồn, mặc dù có nhiều thành tựu xuất sắc trong khoa học nhưng Majorana được biết đến nhiều nhất bên ngoài các thành quả khoa học của ông. Ông được nhớ và nhắc nhở nhiều nhất vì những tình huống kỳ lạ liên quan đến sự biến mất đầy bí ẩn.

Sự biến mất

Vào thời điểm đang là nhà khoa học tài năng ở Viện vật lý Naples, Majorana đã quyết định ra đi đột ngột, lúc đầu người ta cho rằng, ông quay trở về quê hương để gặp gỡ mọi người trong gia đình, nhưng gia đình ông cũng không biết Majorana đi đâu. Cùng với sự ra đi đột ngột này, Majorana đã để lại lời nhắn cho Antonio Carrelli, Giám đốc Viện Vật lý Naples rằng ông “cảm thấy buồn, bất lực và không tìm ra lối thoát...”.

Thông điệp trong lời nhắn của Majorana dẫn đến ý kiến cho rằng ông đã tự sát. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát phát hiện ra Majorana mua một vé tàu quay trở lại Naples, nhưng không một ai tìm thấy ông ở Naples. Những đồng nghiệp tại Viện Vật lý Naples vẫn cho rằng, nhà vật lý tài năng không hài lòng với công việc của mình nên đã gia nhập một tu viện, hoặc đã tự sát.

Mặc dù có rất nhiều giả thuyết cho tới tận những năm 2000 với vô số phỏng đoán và những manh mối liên quan đến sự biến mất của Majorana nhưng sự mất tích của ông vẫn hoàn toàn bí ẩn. Tuy nhiên, vào năm 2008, một sự kiện kỳ ​​lạ dẫn một bước đột phá trong vụ việc khi một người gọi điện thoại tới chương trình truyền hình của Ý tên là Chi l'ha visto(Người đã nhìn thấy anh ta), kể rằng anh ta có một bức ảnh chụp người đàn ông được cho là Majorana. Thông tin này đã thuyết phục Bộ Tư pháp Rome bắt đầu cuộc điều tra riêng về vụ án, trong đó Carabinieri (cảnh sát quân đội Ý) đã phân tích bức ảnh và phát hiện ra những điểm tương đồng trong bức ảnh được chụp khoảng năm 1955 tại Argentina với những bức ảnh trước đó của Ettore Majorana.

Cuộc đời đầy biến cố và sự mất tích bí ẩn của một thiên tài vật lý

Cuối cùng, vào tháng 2 năm 2015, Văn phòng Bộ Tư pháp Rome đã đưa ra một tuyên bố chính thức, nói rằng Majorana thực sự vẫn còn sống sau khi biến mất khỏi Naples, và ông đã chuyển đến ở ẩn tại Nam Mỹ, nơi ông sống cho đến khi qua đời. "Ettore Majorana, một nhà vật lí vĩ đại được xếp hạng chung với những nhân vật như Newton và Einstein đã mất tích một cách bí ẩn vào năm 1938, vẫn còn sống trong giai đoạn 1955-1959 tại thành phố Valencia của Venezuelan” – thông điệp cuối cùng của Văn phòng Bộ Tư pháp Rome đã đưa ra thông tin như vậy.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao nhà vật lý học này lại bỏ lại công việc và gia đình của mình để sống ẩn dật tại một nơi khác trên thế giới? Một số thành viên trong gia đình, cũng như các nhà nghiên cứu cho rằng, Majorana đã trốn tránh, sợ những hậu quả về mặt đạo đức và tâm lý về công việc của mình, giúp tạo ra vũ khí nguyên tử, khiến cho ông cảm thấy bất lực với bản thân dẫn đến quyết định tiêu cực trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Đăng ngày: 28/01/2019
Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc

Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc từng ghi nhận những trường hợp hoàng đế có cái chết thật kỳ quái, khác người với những lý do không ai ngờ tới.

Đăng ngày: 11/03/2018
Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Hedy Lamarr là nữ diễn viên, ngôi sao điện ảnh, nhà toán học người Mỹ gốc Áo, bà cũng là nhà phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, thứ cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay còn được gọi là sóng vô tuyến.

Đăng ngày: 11/03/2018
Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Rằm tháng giêng cũng gọi là "Tết Nguyên Tiêu", nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm.

Đăng ngày: 26/02/2018
Sự tích về Thần Tài

Sự tích về Thần Tài

Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, than Gió, thần Sấm...

Đăng ngày: 25/02/2018
Tết trong cung triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Tết trong cung triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Tết trong cung vua, phủ chúa bao giờ cũng gây tò mò với nhiều người. Ngoại trừ những người từng được kề cận, ai cũng muốn biết lễ tết trong hoàng cung diễn ra thế nào?

Đăng ngày: 18/02/2018
Lịch sử ra đời và phát triển của Thế vận hội

Lịch sử ra đời và phát triển của Thế vận hội

Thế vận hội có lịch sử hàng nghìn năm phát triển, được ra đời từ năm 776 trước Công nguyên và từng có thời gian dài bị hủy bỏ.

Đăng ngày: 11/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News