Cuộc thi tài giữa Leonardo da Vinci và Michelangelo

Trong cuộc thi tài này, Leonardo da Vinci và Michelangelo ngang sức nhau.

Trong những lần phiêu bạt với Cesare Borgia, Leonardo nhớ những công việc quen thuộc, khi vừa đặt chân đến nhà ông đã mải mê vùi đầu vào khoa học. Ông say sưa nghiên cứu toán học và thiên văn, đồng thời giải các phép tính hình học và vẽ những bản phác thảo về máy bay.

Bản hợp đồng với Soderini cũng không cản trở việc Leonardo nghiên cứu khoa học. Khác với Cesare, Soderini không đòi hỏi ông phải thường xuyên tham gia các buổi hành quân. Hơn nữa, Leonardo còn được giao nhiệm vụ vẽ một bức tranh tường trong phòng hội đồng ở tòa thị chính thành phố.

Đề tài là một giai đoạn trong cuộc chiến giữa Florence và Lombardy, sau đó cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của phía Florence. Việc vẽ bức tranh Trận chiến Anghiari có thể phải mất hơn một năm, vậy là trong thời gian tới, Leonardo sẽ không phải lang bạt. Điều đó khiến ông rất mừng.

Hội đồng thành phố quyết định đặt hàng hai họa sĩ nổi tiếng của Italy là Leonardo da Vinci và Michelangelo cùng vẽ bức tranh tường. Cả hai đều là người Florence, họ là những họa sĩ lừng danh và nhà điêu khắc xuất chúng.

Sau khi mô hình bức tượng khổng lồ của Leonardo bị lính Pháp bắn hỏng ở Florence, một ủy ban đặc biệt mà Leonardo cũng tham gia, đã thảo luận kế hoạch dựng trên quảng trường một pho tượng của Michelangelo, đó là bức tượng David.

Khắp Florence người ta chỉ bàn tán về đơn đặt hàng trên. Ở Italy, hai họa sĩ nhận vẽ giỏi ngang nhau. Leonardo lớn tuổi hơn, từng nổi tiếng với bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng, bức tranh đã trở thành đề tài cho những câu chuyện ly kỳ.

Cuộc thi tài giữa Leonardo da Vinci và Michelangelo
The Battle of Anghiar của Leonardo da Vinci đã không còn. Đây là một bản vẽ lại tác phẩm của danh họa Rubens. (Nguồn: Wikipedia).

Nhà danh họa thứ hai, Michelangelo, lại thuộc tuýp người hoàn toàn khác. Bức tượng David của ông hiện được quây kín bằng một lớp gỗ để tránh những cặp mắt tò mò, nhưng chẳng bao lâu nữa nó sẽ được đặt ở quảng trường thành phố. Người ta đồn rằng đây là tác phẩm điêu khắc kì lạ.

Khắp nước Italy đều biết Michelangelo là nhà ái quốc sẵn sàng cống hiến cuộc đời mình cho đất nước. Ông là bạn của tầng lớp những người bình dân. Tính cách ông cũng khác Leonardo. Ông là người nóng tính, cứng rắn và bộc trực. Vốn khác nhau về tính cách và thói quen nên hai vị họa sĩ này không mấy ưa nhau.

Cả Florence đều nóng lòng chờ đợi hai danh họa sẽ làm việc cùng nhau như thế nào và điều quan trọng là họ muốn xem tác phẩm của ai sẽ ưu việt hơn.

Leonardo biết trước việc vẽ bức tranh tường sẽ chiếm rất nhiều thời gian của ông. Quả đúng như vậy, ông phải mất hai năm mới hoàn thành xong bản mẫu cho bức tranh.

Ban đầu Leonardo muốn miêu tả quang cảnh chiến trường rộng lớn, giới thiệu các giai đoạn giao tranh đáng nhớ để người xem có thể hình dung đầy đủ về trận đánh. Nhưng càng đi sâu vào công việc, ông thấy cần phải đơn giản hóa.

Cũng như mọi lần, ông muốn tìm một bố cục vừa khiến ông hài lòng về tính hoàn chỉnh, lại vừa thể hiện được sự dữ dội của trận đánh và tinh thần dũng cảm của binh sĩ.

Cuối cùng, ông quyết định thể hiện cảnh trung tâm là cuộc chiến của các kỵ sĩ. Bản phác thảo miêu tả hai chiến binh cưỡi trên hai chú ngựa đang lồng lên, họ lao về phía trước để giành lấy lá cờ.

Người cầm cờ đang nắm chặt chiếc cán. Khi đó một người mặc bộ quần áo giáp, tay giơ cao thanh kiếm nặng, lao đến giúp người này. Và kia, hai kỵ sĩ ban nãy đang vội vã phi tới đã ngã xuống.

Tuy bị bại trận, trong cơn hấp hối, họ vẫn hung hăng muốn sát hại nhau. Bức tranh đã thể hiện trọn vẹn tính hoàn chỉnh và không khí căng thẳng của cuộc chiến.

Sau khi hoàn thành bản phác thảo, Leonardo bắt tay vào vẽ bức tranh tường, nhưng trước đó, Soderini muốn người dân Florence được xem bố cục bức tranh của hai danh họa vĩ đại.

Trong bản hình mẫu của mình, Michelangelo mô tả một giai đoạn trong trận đánh Cascina ở Pisa vào thế kỷ 14. Quân thành phố Pisa bất ngờ tấn công quân Florence đang tắm ở sông Arno. Nhà danh họa thể hiện tài tình các hành động của đám người đang tắm: Một số vội vã bơi lên khỏi mặt nước, một số khác chuẩn bị chiến đấu, người thì xiết chặt áo giáp, kẻ thì cầm lấy vũ khí.

Cho đến tận bây giờ, bản hình mẫu của Leonardo cũng như bức tranh tường của ông không còn giữ được nhưng vẫn còn các ký họa và hình nghiên cứu của ông. Người ta cũng giữ lại được một số bản sao và tranh khắc cổ dựa vào bản hình mẫu của ông.

Tòa thị chính mở rộng cửa đón tất cả những ai muốn chiêm ngưỡng hai bản hình mẫu trên. Từ lâu, khắp Florence đã đồn đại về những tác phẩm vĩ đại đó và người ta không ngớt lời bàn tán về nó.

Leonardo thể hiện cảm xúc điên cuồng của con người trong giờ phút xung trận một cách chính xác đến tàn nhẫn. Trong khi đó, Michelangelo miêu tả con người khá sinh động, khi bất ngờ có hiệu lệnh chiến đấu, tất cả những động tác của họ rất giàu tính hiện thực.

Trong cuộc thi tài này, cả hai danh họa đều ngang sức nhau, hơn nữa, những bản phác thảo của họ cũng rất xuất sắc. Sau đó, họ bắt đầu vẽ bức tranh tường.

Tuy nhiên, Leonardo vấp phải một trở ngại lớn, ông không hài lòng với loại thuốc vẽ mà từ trước tới nay ông vẫn hay sử dụng. Vì vậy, ông vùi đầu vào các thí nghiệm để chế ra những hợp chất mới.

Trong khi đó, Michelangelo cũng chưa thể vẽ bức tranh tường vì nhiều lý do. Bản phác thảo của ông không còn nữa. Theo lời đồn, nó là nạn nhân của thói ghen tị nhỏ nhen. Trong một cuộc bạo động, một họa sĩ nổi tiếng là Bandinelli đã bí mật lọt vào phòng hội đồng và dùng dao găm băm nát tác phẩm của ông.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ lục dùng tay không kéo ô tô 15.000kg của người đàn ông 58 tuổi

Kỷ lục dùng tay không kéo ô tô 15.000kg của người đàn ông 58 tuổi

Người đàn ông 58 tuổi đến từ Canada lập kỷ lục thế giới khi dùng tay không kéo chiếc xe buýt nặng hơn 15.000 kg di chuyển.

Đăng ngày: 28/09/2021
Con tàu khổng lồ có thể nâng cả tàu du lịch

Con tàu khổng lồ có thể nâng cả tàu du lịch

Boka Vanguard là tàu vận tải hạng nặng bán chìm, có thể chở cả tàu du lịch nặng hơn 100.000 tấn.

Đăng ngày: 27/09/2021
Sokushinbutsu: Thuật ướp xác khi còn sống ở Nhật Bản

Sokushinbutsu: Thuật ướp xác khi còn sống ở Nhật Bản

Nói đến xác ướp, người ta nghĩ ngay đến kim tự tháp và các kỹ thuật bảo quản thi hài của người Ai Cập.

Đăng ngày: 27/09/2021
Lần đầu tiên khám phá đáy

Lần đầu tiên khám phá đáy "hố địa ngục" ở Yemen

Đội thám hiểm can đảm đã chui xuống một cái hố sâu 60m nằm bên dưới sa mạc ở phía đông Yemen để khám phá sự thật về " giếng địa ngục", nơi được cho là chỗ trú ngụ của các linh hồn ma quỷ.

Đăng ngày: 26/09/2021
Nhạc Mozart giúp tăng IQ, hay chỉ là

Nhạc Mozart giúp tăng IQ, hay chỉ là "cú lừa"?

Nghe nhạc Mozart không phải là phương pháp giúp nâng cao trí thông minh, hay chỉ số IQ nói chung như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Đăng ngày: 26/09/2021
Khám phá bên trong khách sạn mặt trăng khổng lồ cao 224 mét

Khám phá bên trong khách sạn mặt trăng khổng lồ cao 224 mét

Một cấu trúc có hình cầu, giống hệt Mặt trăng cao 224 mét sẽ xây dựng tại khu nghỉ mát ở Las Vegas, Mỹ.

Đăng ngày: 24/09/2021
Koschei bất tử - Truyền thuyết về kẻ giấu linh hồn đầy mưu mẹo trong thần thoại Nga

Koschei bất tử - Truyền thuyết về kẻ giấu linh hồn đầy mưu mẹo trong thần thoại Nga

Nhiều người nói rằng, Koschei có sở thích khỏa thân cưỡi ngựa thần đi dạo trên những ngọn núi ở nước Nga.

Đăng ngày: 23/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News