Cuối cùng SpaceX cũng bắt thành công mũi tàu vũ trụ bằng tấm lưới lênh đênh giữa biển

Sau một buổi phóng tàu Falcon Heavy đầy thử thách, SpaceX ngay lập tức thực hiện một màn trình diễn đẳng cấp khác: để bắt mũi tàu vũ trụ đã tách khỏi quả tên lửa, đang từ từ hạ cánh xuống đất bằng dù, SpaceX sử dụng một hệ thống lưới đặt trên một con thuyền lênh đênh giữa làn sóng.

Cuối cùng SpaceX cũng bắt thành công mũi tàu vũ trụ bằng tấm lưới lênh đênh giữa biển

Để có được thành công ngày hôm nay, SpaceX đã liên tục cố gắng trong suốt một năm rưỡi. Cần phải nói thêm: cái mũi tàu vũ trụ là một cấu trúc đặt ở điểm tiếp xúc của quả tên lửa với khí quyển, nhằm bảo vệ các kiện hàng đi kèm khi Falcon Heavy xuyên phá bầu không khí để lên Vũ trụ. Khi thử thách lớn qua đi, mũi tàu sẽ tự tách ra và rơi xuống Trái Đất.

Bình thường, chiếc mũi này vẫn là đổ bỏ nhưng cũng như mẹ chúng mình thường nói: “Bỏ đi phí của!”, nên Musk cũng cố gắng giữ lại cái mũi để tái chế. Mỗi cái mũi bảo vệ như thế có giá lên tới cả triệu USD cơ mà!

Trong một buổi họp báo hồi năm ngoái, Elon Musk vừa cười vừa trả lời: “Hãy tưởng tượng bạn có 6 triệu USD tiền mặt đang bay trên không, và sắp đâm sầm xuống mặt biển. Liệu bạn có định bắt chúng không? Tất nhiên là có rồi.

Cuối cùng SpaceX cũng bắt thành công mũi tàu vũ trụ bằng tấm lưới lênh đênh giữa biển
Mũi nằm yên vị trong vòng tay của Quý Cô Cây.

Để đón được cái mũi quả tên lửa, SpaceX sử dụng một con tàu có tên “Ms. Tree - Quý Cô Cây”, có trên mình một tấm lưới lớn. Cô Cây sẽ lượn lờ liên tục trên biển, đoán quỹ đạo rơi của cái mũi tàu vũ trụ và đón bắt một cách chính xác.

Đến giờ mới bắt được cái mũi về để nghiên cứu. Bước tiếp theo sẽ là kiểm tra xem liệu có tái sử dụng được nó không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai cụm thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao sắp va chạm

Hai cụm thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao sắp va chạm

Việc quan sát vụ va chạm giữa các cụm thiên hà, vật thể được liên kết bằng lực hấp dẫn lớn nhất vũ trụ, giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình hình thành các vật thể trong vũ trụ.

Đăng ngày: 26/06/2019
SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon Heavy thứ 3, nhưng thất bại khi thu hồi lõi trung tâm

SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon Heavy thứ 3, nhưng thất bại khi thu hồi lõi trung tâm

Tính đến nay, SpaceX đã 3 lần phóng thành công chiếc tên lửa hạng nặng này, nhưng chưa một lần thu hồi được lõi trung tâm.

Đăng ngày: 26/06/2019
Đã có khách du lịch không gian tiềm năng cho chuyến bay trên “Soyuz”

Đã có khách du lịch không gian tiềm năng cho chuyến bay trên “Soyuz”

American Space Adventures hiện là nhà điều hành tour du lịch duy nhất liên quan đến các chuyến bay lên vũ trụ.

Đăng ngày: 26/06/2019
3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

Sau 204 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành đoàn gồm 3 phi hành gia Oleg Kononenko (Nga), Anne McClain (Mỹ) và David Saint-Jacques (Canada) đã trở về Trái Đất an toàn…

Đăng ngày: 25/06/2019
Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

CEO Elon Musk cho biết đây là nhiệm vụ phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay của SpaceX.

Đăng ngày: 25/06/2019
Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Việc chỉ ra các chòm sao trên bầu trời là một trò thú vị, và khi những chòm sao đó có những ngôi sao sáng nổi bật, khó có ai có thể làm ngơ chúng trên bầu trời đêm.

Đăng ngày: 25/06/2019
Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một vũ trụ hai chiều

Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một vũ trụ hai chiều

Nghiên cứu khiến ta đặt dấu hỏi lên mọi thứ, lên chính thực tại con người đang sinh sống.

Đăng ngày: 24/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News