Cứu 'thành phố tình yêu' bằng chất béo

Thành phố Venice tại Italy sẽ ngừng lún nếu chính quyền cho phép các nhà khoa học thả một loại chất béo xuống nước biển, các kiến trúc sư hàng đầu tuyên bố. 

 

Một du khách người Hà Lan lướt ván trên đường phố Venice khi thành phố ngập chìm trong nước. Ảnh: Reuters.


Trải rộng trên hàng trăm hòn đảo nhỏ trong phá Venezia dọc theo biển Adriatic ở đông bắc Italy, Venice được người đời gọi là "thành phố tình yêu". Nó được người La Mã xây dựng từ năm 442. Nhưng hàng năm, cứ đến gần dịp Noel, thành phố này lại ngập chìm trong nước do thủy triều dâng. Các nhà khoa học lo ngại hiện tượng ấm lên của trái đất sẽ khiến mực nước biển trong phá Venezia dâng cao hơn trong tương lai, làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt tại Venice.

Trước tình trạng đó, các nhà khoa học quyết định lập một dự án mang tên "Future Venice" vào ngày 22/2. Mục tiêu của dự án là ngăn chặn tình trạng lũ lụt tại "thành phố tình yêu". Theo Telegraph, Rachel Armstrong và Neil Spiller - hai kiến trúc sư của Đại học London, Anh - tham gia dự án.

 

Du khách lội nước để chụp ảnh tại Venice. Ảnh: xcitingfun.net.

Hai kiến trúc sư người Anh khẳng định, họ có thể thả một loại chất béo có tính chất đặc biệt là biến khí CO2 trong nước thành đá vôi nhân tạo.

"Biện pháp này dựa trên các tính chất hóa học của chất béo và nước. Những giọt mỡ sẽ tạo nên vô số hạt đá vôi cứng có khả năng bảo vệ các công trình xây dựng", nữ kiến trúc sư Armstrong phát biểu.

Còn Neil, một giáo sư kiến trúc, nói: "Những khối đá đỡ thành phố Venice đang chìm dần xuống phá Venezia. Nếu chúng ta có thể đưa chất béo xuống phía dưới những khối đá ấy để tạo nên đá vôi, hiện tượng chìm dần của Venice sẽ chậm hơn hoặc ngừng hẳn".

Hiện tại chính quyền thành phố Venice đang xem xét kế hoạch xây dựng hàng loạt cổng ngăn nước bằng thép xung quanh thành phố để kiểm soát sự dâng lên của thủy triều trong phá Venezia. Hai nhà kiến trúc Anh khẳng định biện pháp của họ có nhiều ưu điểm hơn kế hoạch xây cổng ngăn nước. Mặc dù vậy, Armstrong nói giải pháp đang được thử nghiệm và chỉ có thể được áp dụng trong 3-5 năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News