Đã có "siêu thực phẩm" có thể cứu đói cả nhân loại: Tất cả chỉ nhờ loại thực vật nhỏ bé này!
Dân số thế giới liên tục tăng. Ước tính, con người sẽ cần thêm 50-70% thực phẩm vào năm 2050. Vậy chúng ta đi đâu để tìm được thêm được lượng thực phẩm khổng lồ này chỉ trong vòng 30 năm tới?
Hãy nhớ lại trong quá khứ: Sự sống của chúng ta, điểm đầu của mọi thực phẩm trên trái đất đều là quang hợp. Ánh nắng kết hợp với CO2 và nước trong thực vật hình thành oxi và đường gluco. Lượng đường này có trong hoa quả, rễ cây và rau củ.
Mọi dưỡng chất đều bắt nguồn từ quang hợp.
"Do vậy chỉ cần khai thác lợi ích của quang hợp trong cây có thể giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực của hành tinh chúng ta" - Đó chính là khẳng định được công ty Arborea chứng minh bằng công nghệ BioSolar Leaf.
Các mái nhà được phủ bằng lá quang sinh học công nghệ BioSolar Leaf.
Nhìn giống như một tấm pin mặt trời, nhưng thực chất công nghệ này dùng để sản xuất và phát triển hàng trăm loại vi thực vật khác nhau để tạo ra các thành phần khác nhau.
Có hàng trăm loại vi tảo, với dưỡng chất, hương vị và màu sắc khác nhau. Tuy chưa xuất hiện trên thực đơn nhưng chúng chứa đầy vitamin, chất chống oxi hóa và giàu khoáng chất không thua gì những thực phẩm thông thường.
Vi tảo có thể cung cấp dưỡng chất cho hàng nghìn tỷ động vật trên hành tinh này trong khi tiêu hao rất ít năng lượng, do có thể sản xuất ra nhiều protein chỉ với 1 diện tích nhỏ.
Chúng còn là sinh vật quang hợp phát triển thuộc hàng nhanh nhất hành tinh do vậy có thể nuôi trồng rất nhanh và vô cùng hiệu quả.
Vi tảo sau khi được nuôi cấy được tách ra và mang đi sấy khô thành dạng miếng hoặc bột. Những thành phẩm này được chuyển cho các nhà máy sản xuất thực phẩm để chế biến thành các loại thực phẩm họ muốn.
Không chỉ chứa rất nhiều dưỡng chất, những thực phẩm dạng này còn là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho thực phẩm thông thường.
Hành trình công nghệ sinh học của Arborea
Công ty khởi nghiệp Arborea được thành lập bởi cựu sịnh viên Julian Melchiorri, người sở hữu hai bằng thạc sĩ về "Kỹ thuật thiết kế đổi mới" tại các khóa học do Imperial College London và Royal College of Art phối hợp quản lý.
Julian Melchiorri bên 1 phát minh của mình.
Công nghệ "BioSolar Leaf" không chỉ tạo ra protein như đã nói ở trên mà còn là công nghệ tiên phong trên thế giới làm sạch không khí thông qua quá trình quang hợp, giúp loại bỏ khí nhà kính cũng như tạo ra oxi.
Vào năm 2017, " Đèn chùm Bionic" của Julian - một cấu trúc sống giúp thanh lọc không khí trong nhà bằng vi tảo, đã tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học thế giới.
Cận cảnh đèn chùm Bionic chứa vi tảo quang hợp thanh lọc không khí.
Một phát minh khác của công ty là "lá sinh học quang hợp không khí", bao gồm những lục lạp "lơ lửng" trong một ma trận làm từ protein tơ tằm. Giống như lá cây, chúng chỉ cần ánh sánh và một lượng nước nhỏ để tạo ra oxi. Phát minh này đã được Hoàng gia Anh chấp nhận, và thử nghiệm áp dụng tạo ra không khí cho các nhà du hành không gian.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
