Dạ dày có ''3 nỗi sợ'', áp dụng nguyên tắc 2 đúng - 2 tránh - 2 chăm khỏi lo dạ dày ốm yếu

Dạ dày là cơ quan chịu trách nhiệm co bóp, nghiền nhỏ thức ăn và nhào trộn thức ăn cùng với acid dịch vị, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Dạ dày bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam trong những năm gần đây, có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

Các chuyên gia cho rằng các bệnh lý tiêu hoá gia tăng là do thói quen ăn uống không điều độ như: lúc ăn quá ít; lúc ăn quá nhiều; ăn quá nhanh, đặc biệt là khi tranh thủ ăn vào giờ nghỉ trưa, ăn khuya hoặc bỏ bữa, nhất là bữa sáng.

Dạ dày sẽ hoạt động vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Do đó, trong khoảng thời gian này axit dạ dày và các men tiêu hóa (enzym) trong dịch vị vẫn tiết ra ngay cả khi bạn bỏ bữa, ăn uống không đúng bữa hoặc để bụng đói. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tổn hại niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm, loét dạ dày mạn tính. Vì vậy, một chế độ ăn khoa học sẽ giúp nuôi dưỡng dạ dày khoẻ mạnh.

Ngoài chế độ ăn uống không điều độ, dạ dày cũng có 3 "nỗi sợ" khác, chúng cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của dạ dày.

"Nỗi sợ" thứ nhất: Sợ lạnh

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, dạ dày là cơ quan nhạy cảm với những kích thích nóng và lạnh. Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể gây ra kích thích, khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Dạ dày phải co bóp nhiều dẫn đến dịch axit tiết ra nhiều, có thể gây ra các tổn thương đối với dạ dày.


Đồ ăn lạnh khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều. (ảnh minh hoạ).

Đặc biệt, với người đang mắc viêm dạ dày, ăn đồ ăn lạnh sẽ làm cho bệnh nhân bị đau nhiều hơn. Theo bác sĩ Hưng, khi mắc viêm dạ dày, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân ăn đồ ăn ấm để giúp dạ dày giảm đau.

Do đó, để giữ cho dạ dày của luôn khỏe mạnh, mọi người cần lưu ý tránh ăn đồ ăn lạnh và giữ ấm vùng bụng khi thời tiết trở lạnh.

"Nỗi sợ" thứ 2: Đồ ăn sống

Bác sĩ Hưng cho rằng đồ ăn sống có thể tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày do vi khuẩn và các tác nhân khác gây ra. Các thực phẩm sống thường khó tiêu hoá hơn so với thức ăn được ninh nhừ, nấu chín. Thức ăn sống thường dai, sẽ tác động trực tiếp vào niêm mạc dạ dày và gây ra những tổn thương cho dạ dày.

Đặc biệt, các loại thịt, cá, rau chưa được nấu chín cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, khi ăn vào sẽ gây hại cho dạ dày. Do đó, mọi người nên hạn chế ăn đồ sống quá thường xuyên, nếu ăn cần lựa chọn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, mọi người nên nấu chín thức ăn để thức ăn được làm mềm, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.


Đồ ăn sống gây khó khăn cho tiêu hoá. (ảnh minh hoạ)

"Nỗi sợ" thứ 3: Sợ quá đói và quá no

Ngoài đồ ăn lạnh, đồ ăn sống, dạ dày còn rất "nhạy cảm" với việc ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Do khi bụng đói axit dịch vị vẫn tiết ra gây ra tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày. Đối với trường hợp ăn quá no, dịch vị axit tiết ra không đủ sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, tăng axit dịch vị.

Bác sĩ Hưng cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ dạ dày là ăn đúng bữa. Khi ăn nên ăn vừa đủ no, không để bụng đói.

Theo các chuyên gia, để bảo vệ dạ dày cách đơn giản nhất nên tuân thủ theo nguyên tắc 2 đúng - 2 tránh - 2 chăm:

Các nhà khoa học choáng váng khi phát hiện ngôi sao có sóng thần siêu thanh cao gấp 3 lần Mặt trời

Xuất hiện "quái ngư" răng giống người, mình như hóa thạch sống

Top 5 loài vật đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm bỗng "sống dậy": Số 1 từng xuất hiện ở Việt Nam!

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất