Xuất hiện "quái ngư" răng giống người, mình như hóa thạch sống
Một loài "quái ngư" chưa từng biết vừa lộ diện ở vùng nước sâu phía Đông Bắc nước Úc, gây ngỡ ngàng bởi những chiếc răng hàm "sát thủ" giống người một cách kỳ lạ.
Loài mới được gọi là "cá mập sừng sơn", danh pháp Heterodontus marshallae, có cặp sừng nhỏ nhô ra hía trên mắt, trong khi khắp cơ thể như được tô vẽ, trang trí bằng các họa tiết sọc.
Loài "quái ngư" vừa được xác định ở Úc là một loài cá mập chưa từng biết, hình dáng kỳ lạ - (Ảnh: CISRO)
Theo nhà sinh vật học về cá Helen O'Neill từ Cơ quan Sưu tập cá quốc gia Úc (ANFC) thuộc CISRO (một cơ quan hỗn hợp lớn về nghiên cứu khoa học, công nghiệp, môi trường, giáo dục... của chính phủ Úc), sinh vật này trông như một hóa thạch sống.
"Chúng có hình thái giống với hóa thạch của một loài cá mập đã tuyệt chủng từ lâu, bao gồm cả sừng, nhưng giờ đây chúng tôi xác định chúng không hề có quan hệ họ hàng" - tờ Live Science dẫn lời tiến sĩ O'Neill.
Bài nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Diversity cho biết "quái ngư" này được tìm thấy ở vùng nước sâu khoảng 125-229m bên dưới bề mặt ở vùng biển phía Đông Bắc nước Úc.
Loài cá mập này có nhiều hàm răng và hàm cực lớn so với hộp sọ, giúp chúng có thể ăn các động vật thân mềm và giáp xác.
Đáng sợ nhất, một số răng của chúng rất giống răng hàm lớn của con người. Ở loài cá mập này, những chiếc răng đó có phần chắc khỏe hơn và giúp chúng nghiền nát các sinh vật vỏ cứng.
Trước đây, quái ngư này đã ẩn hiện trong khu vực nhưng bị lầm với cá mập sừng ngựa vằn, một loài sống ở vùng biển gần Úc, Indonesia và Nhật Bản.
Các nhà khoa học đã phân tích lại nhiều mẫu vật trong bảo tàng và xác định loài mới từ 6 mẫu vật khác nhau. Trong một chuyến thám hiểm năm 2022, nhóm nghiên cứu cũng tìm ra một con cá mập sừng sơn đực còn sống.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
