Đã dịch được ngôn ngữ cá heo
Lâu nay giới chuyên gia luôn biết rằng cá heo có đời sống xã hội phức tạp và có thể bày tỏ cảm xúc của chúng thông qua âm thanh cũng như chuyển động của cơ thể, nhưng kể từ thập niên 1960, các nhà khoa học đã nỗ lực để chứng minh giả thuyết cho rằng chúng có ngôn ngữ.
Mới đây, tiến sĩ Denise Herzing, nhà sáng lập dự án Cá heo hoang dã tại Florida (Mỹ), cho hay cuối cùng đã hiểu được một phần ngôn ngữ của loài sinh vật này. Bà sử dụng một thiết bị dịch được thiết kế đặc biệt để hoạt động dưới nước, và từ đầu tiên diễn dịch từ tiếng huýt sáo của cá heo là “sargassum”, một loại tảo biển.
Theo trang New Scientist, thiết bị tên Chat là công trình nghiên cứu của chuyên gia Thad Starner thuộc Viện Công nghệ Georgia, người góp phần thiết kế kính Google Glass. Nhóm chuyên gia hy vọng hệ thống này sẽ tiếp tục phát hiện thêm những từ mới trong kho ngôn ngữ bí ẩn của cá heo.
Hiện họ đã có thể chỉ ra 8 đặc điểm khác nhau trong 73 tiếng gọi của loài sinh vật biển thông minh, và bước kế tiếp là xác nhận sự liên lạc hai chiều giữa người với cá heo, dự kiến vào mùa hè năm nay.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
