Đã xác định được nguồn gốc của cây cần sa?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cây cần sa có thể đã phát triển cách đây hàng triệu năm trước.

Các tài liệu có niên đại từ thời trung cổ cho thấy con người đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc địa lý của cần sa đến từ Ả rập, Ấn Độ hoặc Trung Quốc từ những năm 930 sau Công Nguyên.

"Mặc dù có một tài liệu đồ sộ nổi lên trong ba thập kỷ qua, nhưng việc phân loại cần sa và trung tâm nguồn gốc của nó vẫn còn đang được tranh luận", nhà nghiên cứu John McPartland từ Đại học Vermont giải thích trong một báo cáo mới.

Đã xác định được nguồn gốc của cây cần sa?
Cây cần sa có nguồn gốc khá bí ẩn.

Để khắc phục tình trạng thiếu những bằng chứng hoá thạch, các nhà khoa học đã chuyển sang tìm kiếm phấn hoa của cần sa; những hạt phấn này được nghiên cứu đầu tiên từ những năm 1930 để giúp tìm ra lịch sử lâu dài của cây.

Nhiều nghiên cứu về phấn hoa hóa thạch đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ kể từ đó, giúp xác định các ghi chép cổ xưa về cây trồng trên khắp châu Á và các nơi khác, bao gồm cả việc lưu ý nơi nào phát triển tốt nhất.

"Cần sa phát triển mạnh ở thảo nguyên - một môi trường sống cởi mở", các nhà nghiên cứu viết.

Trong nghiên cứu mới, McPartland và nhóm của ông đã sàng lọc 155 nghiên cứu phấn hoa hóa thạch hiện tập trung ở châu Á. Một trong những khó khăn với dữ liệu là nhiều nghiên cứu cho thấy hạt phấn cần sa với những hạt từ thực vật thuộc chi Humulus trông giống nhau, do cả hai phân tách từ khoảng 28 triệu năm trước.

Để giải quyết các vấn đề nhận dạng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật thống kê đặc biệt, trong đó họ phân biệt rõ ràng các hạt phấn dựa trên các loài thực vật phổ biến khác trong khu vực.

Dựa trên bằng chứng, các kết quả cho thấy nguồn gốc địa lý có khả năng nhất của cần sa. Nhóm nghiên cứu cho rằng, cần sa lan rộng về phía tây, đến Nga và châu Âu khoảng 6 triệu năm trước và về phía đông, đưa nó đến miền đông Trung Quốc khoảng 1,2 triệu năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vườn cây cổ thụ xoắn ốc kỳ quái thu hút du khách ở Canada

Vườn cây cổ thụ xoắn ốc kỳ quái thu hút du khách ở Canada

Cách khoảng 20km về phía tây bắc của thị trấn Hafford, ở Saskatchewan, Cacsh có một rừng cây với những thân cây và cành cây xoắn mạnh, cong vẹo lạ thường thu hút được sự tò mò của rất đông du khách.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cây cối có bị ung thư không?

Cây cối có bị ung thư không?

Các loại cây cối cũng có thể bị ung thư, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi khuẩn, virus, nấm...

Đăng ngày: 23/05/2019
Những loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm tại Việt Nam

Những loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm tại Việt Nam

Các loài xâm lấn, còn được gọi là loài ngoại lai xâm hại hoặc chỉ đơn giản là giống nhập ngoại, loài ngoại lai là một cụm từ chỉ về những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở.

Đăng ngày: 23/05/2019
Tổ ong 80.000 con ẩn náu trong tường nhà dân Tây Ban Nha

Tổ ong 80.000 con ẩn náu trong tường nhà dân Tây Ban Nha

Chủ nhà nghe thấy tiếng rì rầm phát ra từ bức tường suốt hai năm và phải nhờ đến chuyên gia di dời tổ ong khi không thể chịu nổi.

Đăng ngày: 23/05/2019
Phát hiện loại cây dương xỉ có khả năng sống trong môi trường ô nhiễm thạch tín

Phát hiện loại cây dương xỉ có khả năng sống trong môi trường ô nhiễm thạch tín

(Dân trí) - Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới này có thể giúp làm sạch các chất thải độc hại dễ dàng hơn trong tương lai.

Đăng ngày: 20/05/2019

"Bi kịch" cuộc đời cây ăn thịt lớn nhất thế giới: Tử thần lại trở thành... toilet công cộng

Chúng lại thích như thế, vậy mới kỳ lạ chứ. Một cơ chế tiến hóa... mất vệ sinh không để đâu cho hết.

Đăng ngày: 19/05/2019
Bước ngoặt vĩ đại: Con người đã

Bước ngoặt vĩ đại: Con người đã "lập trình" được vi khuẩn

Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra khuẩn E. coli có DNA gốc nhân tạo, không phải từ tự nhiên.

Đăng ngày: 17/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News