Đại chiến robot sẽ xảy ra vào năm 2016
Có lẽ sau thất bại trước đội tuyển Mỹ tại World Cup bóng đá nữ, những người Nhật muốn lấy lại danh dự của mình.
Robot Nhật Bản chấp nhận lời thách đấu, đại chiến robot sẽ xảy ra vào năm 2016
Cách đây không lâu, các nhà sáng chế Mỹ đã tạo ra một con robot cao 4,5m với tên gọi Megabot và đưa ra lời thách thức tới robot khổng lồ Kuratas của Nhật Bản. Sau khi nhận được lời thách đấu, phía Nhật Bản đã tuyên bố chấp nhận và một trận chiến robot chưa từng có sẽ xảy ra. Có lẽ sau thất bại trước đội tuyển Mỹ tại World Cup bóng đá nữ, những người Nhật muốn lấy lại danh dự của mình.
Suidobashi Heavy Industry đã giới thiệu một đoạn video thay cho tuyên bố chấp nhận lời thách đấu của mình. Trong đoạn video, CEO Kogoro Kurata cho biết “Chúng tôi không thể để cho đất nước khác giành lấy chiến thắng, robot khổng lồ là một phần văn hóa của Nhật Bản”.
Trong thời gian tới, hai phía sẽ thống nhất các điều luật trong trận đại chiến này, bao gồm cách thức thi đấu, tính điểm, thời gian và cả địa điểm.
Trong khi Megabot của Mỹ có kích thước lớn hơn và được trang bị một khẩu đại bác súng sơn, thì Kuratas nhỏ hơn nhưng có sự linh hoạt nhờ các bánh xe dưới chân. Ông Kurata cũng cho rằng đây nên là một trận đấu tay đôi và cả hai bên sẽ không sử dụng vũ khí.
Thậm chí vị CEO người Nhật này còn thách thức người Mỹ, cho rằng Megabot chỉ dựa vào kích thước lớn hơn và một khẩu súng quá khổ để chiếm ưu thế.
Robot Nhật Bản đã chấp nhận lời thách đấu của nước Mỹ.
Theo thông tin từ phía các nhà sáng chế Mỹ, trận đại chiến robot này sẽ có thể xảy ra trong năm 2016 và diễn ra tại Mỹ. Cả hai bên sẽ còn khoảng gần 1 năm để cải thiện robot của mình và thông nhất các điều luật thi đấu.
Phía Mỹ cho biết họ sẽ nâng cấp Megabot lên phiên bản Mark II với kích thước và trọng lượng lớn hơn, khi đó sẽ rất khó để một robot nhỏ hơn như Kuratas có thể hạ gục nó. Tuy nhiên nếu là hình thức tính điểm giống như quyền anh thì mọi chuyện có thể sẽ khác, khả năng di chuyển linh hoạt của Kuratas sẽ giúp nó chiếm được lợi thế.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Bảng tuần hoàn hóa học có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ - Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn.

Cổ vật Chăm Pa lần đầu xuất hiện sau hơn 71 năm
Từ ngày 23/11, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng 30 tác phẩm điêu khắc Chăm Pa độc đáo có niên đại khoảng thế kỷ 7 đến 14 tại Huế.
