Dải Ngân hà có thể chứa 100 triệu hố đen

Các nhà khoa học Mỹ ước tính có khoảng 100 triệu hố đen trong dải Ngân hà chúng ta đang sinh sống.

James Bullock, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học California, Irvine, Mỹ, và cộng sự tiến hành một cuộc khảo sát lý thuyết về số lượng hố đen trong dải Ngân hà, hay thiên hà Milky Way. Kết quả đăng trên Thông báo Hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia hôm 2/8 cho thấy, có hàng chục triệu hố đen trong dải Ngân hà, nhiều hơn so với dự kiến.

Nhóm nghiên cứu căn cứ vào số lượng các ngôi sao trong dải Ngân hà với kích thước khác nhau để ước tính có bao nhiêu ngôi sao già đã chết đi và hình thành hố đen. "Chúng tôi phát hiện có khoảng 100 triệu hố đen đang tồn tại trong thiên hà của chúng ta", James Bullock nói.


Dải Ngân hà có thể chứa tới 100 triệu hố đen.

Oliver Elbert, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết dựa vào những gì chúng ta biết về sự hình thành sao trong các thiên hà khác nhau, chúng ta có thể suy ra thời điểm và số lượng hố đen hình thành trong mỗi thiên hà.

Dải Ngân hà là một thiên hà khá lớn với nhiều ngôi sao giàu kim loại, chẳng hạn như Mặt Trời. Những ngôi sao này có xu hướng phát tán nhiều vật chất ra bên ngoài trong suốt quãng đời của mình, nên khi chúng chết đi sẽ tạo thành hố đen nhỏ hơn.

Các thiên hà lùn có nhiều ngôi sao nghèo kim loại. Những ngôi sao này không giải phóng nhiều vật chất ra bên ngoài nên cuối cùng tạo ra vụ nổ siêu tân tinh và hố đen lớn hơn khi nó sụp đổ.

Trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia Laser giao thoa (LIGO) từng ghi nhận tín hiệu sóng hấp dẫn phát ra từ vụ sáp nhập hai hố đen có khối lượng gấp 30 lần Mặt Trời. Sự va chạm này cho thấy số lượng lớn của không chỉ các hố đen, mà đặc biệt là các hố đen siêu lớn trong dải Ngân hà và vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News