Đài quan sát Âu - Mỹ bắt được tín hiệu ghê rợn chưa từng thấy

Hai đài quan sát Chandra và XMM-Newton đã "nhặt" được thứ vô cùng rùng rợn là những mảnh "thây ma" của một ngôi sao lớn gấp 14 lần Mặt trời, bị bắn tung tóe khắp vũ trụ.

Chandra và XMM-Newton là các đài quan sát tia X cực mạnh của NASA và ESA (cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) đã nắm trọn khoảnh khắc đáng sợ của ASASSN-14li, kẻ xấu số vừa được xác định là nạn nhân của một lỗ đen quái vật, theo Live Science.


"Chân dung" của "ngọn lửa bí ẩn" ASASSN-14li - (Ảnh: NASA / CXC / University of Michigan / Miller et al. / M. Weiss).

Trước đó, ASASSN-14li đã bùng lên như một ngọn lửa ma quái, ghê rợn vào năm 2014, được ghi lại bởi dự án ASASSN của Đại học bang Ohio, với sự tham gia của 20 kính viễn vọng robot.

Lúc đó, các nhà khoa học hoang mang chưa xác định rõ nó là cái gì nhưng đến nay thì đáp án được hé lộ.

"Chúng tôi đang nhìn thấy bản chất của những gì từng là một ngôi sao. Các nguyên tố để lại là manh mối mà chúng ta có thể lần theo để tìm ra loại sao nào đã chết" - TS Jon Miller từ Đại học Michigan, trưởng nhóm nghiên cứu về ASASSN-14li, nói.

Sự kiện này quý giá theo hai cách: Một là các nhà khoa học đã có cơ hội gần như tận mắt chứng kiến một trong những vụ lỗ đen xé sao nghiêm trọng nhất, hai là loại sao "nạn nhân" lần này vô cùng hiếm.

Nó cũng là "bữa ăn" thịnh soạn nhất của lỗ đen từng được biết tới.

Ngoài ra, các mảnh "thây ma" chính của ngôi sao xấu số kia mà các nhà khoa học nhìn thấy không phải vật chất được phun ra khắp nơi như thông thường.

Hai đài quan sát siêu mạnh đã vô tính bắt được "ruột" của ngôi sao còn mắc kẹt trong lỗ đen. Tức họ đã nhìn vào bên trong lỗ đen.

Sức mạnh của lỗ đen và cả năng lượng kinh khủng của ngôi sao tạo nên một vụ bùng nổ ghê rợn, nên thuận lợi hơn cho việc quan sát.

Đây cũng là sự kiện lỗ đen xé sao gần Trái đất nhất trong 1 thập kỷ được nắm bắt, nằm trong một thiên hà cách chúng ta 290 triệu năm ánh sáng, theo Sci-News.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất