Đám mây hình đĩa bay khổng lồ đậu trên đỉnh núi lửa Italy
Đám mây mang hình dáng đĩa bay với kích thước khổng lồ đậu sừng sững trên đỉnh núi lửa Etna cao nhất Italy, thu hút nhiều sự chú ý của người dân địa phương.
Theo Mashable, những bức ảnh ấn tượng chụp đám mây dạng thấu kính khổng lồ phía trên đỉnh núi lửa Etna ở Sicily, Italy hôm 14/6 được chia sẻ trên Facebook của Tổ chức Khí tượng Thế giới, thu hút hàng nghìn lượt thích. (Ảnh: Facebook).
Dù thường bị nhầm với vật thể bay không xác định (UFO), mây dạng thấu kính hình thành ở tầng khí quyển thấp nhất khi luồng không khí ẩm ướt thổi đều đặn qua một dãy núi và hướng xuống dưới ở sườn bên kia. Ngọn núi đóng vai trò như tảng đá giữa dòng suối, khiến không khí chuyển động theo dạng sóng ở cả hai bên sườn. Khi không khí di chuyển hướng lên, hơi nước lạnh và đặc lại trên đỉnh luồng sóng, tạo thành đám mây hình đĩa cố định. (Ảnh: Facebook).
Các phi công lái máy bay chở khách thường tránh đám mây kiểu này bởi sự xoay tròn của luồng khí hướng lên có thể gây nhiễu loạn hoạt động bay. Nhưng người điều khiển tàu lượn thường tìm kiếm chúng bởi luồng khí giúp chiếc tàu lượn của họ vọt lên cao. (Ảnh: Etna Walk).

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
