Đám mây khổng lồ kỳ quái xuất hiện trên bầu trời Sydney
Một đám mây kỳ quái giống như một cuộn sóng khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Sydney trước khi đổ mưa to sáng 6/11 khiến nhiều người sợ hãi.
Đám mây như cơn sóng khổng lồ tiến vào Sydney
Một đám mây khổng lồ từ từ tiến vào thành phố Sydney, Australia khiến bầu trời tối sầm trước khi mưa như trút nước.
Đám mây khổng lồ từ từ tiến vào thành phố Sydney.
Hannah Murphy có mặt tại bãi biển Bondi cho biết: “Đứng trên bờ biển bạn sẽ thấy nó giống như một cơn sóng thần từ đại dương tiến vào sắp nuốt chửng chúng ta. Sau đó, mọi người đổ ra phố để chụp hình đám mây lỳ lạ".
Những người có mặt tại bãi biển mô tả đám mây như một cơn sóng thần khổng lồ từ đại dương.
Còn chị Nicole Keijzer cho biết: “Một buổi sáng nắng đẹp, nước biển xanh, gió nhẹ, bất ngờ trời tối sầm và đám mây khổng lồ kéo tới”. Chính Nicole đã gửi bức hình đám mây kỳ lạ tới cho CNN. Anh cho biết thêm, thời tiết bỗng trở nên oi bức và có gió nóng.
Đầu giờ chiều, Cục khí tượng Australia đưa ra cảnh báo bão nguy hiểm, thúc giục người dân ở trong nhà và tránh xa cửa sổ, rút các phích cắm điện và tránh sử dụng điện thoại. Đến cuối buổi chiều, thời tiết đã quang đãng hơn nhưng cơn bão vẫn có thể mạnh lên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
