Đám vệ tinh của SpaceX trở thành nỗi ác mộng đối với các nhà thiên văn học

SpaceX của tỷ phú Elon Musk có tham vọng phủ sóng internet trên toàn cầu, bằng hệ thống Starlink với 45.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo Trái đất. Tuy nhiên có vẻ như đám vệ tinh của SpaceX sẽ trở thành nỗi ác mộng đối với các nhà thiên văn học, vì chúng cản trở rất nhiều khả năng quan sát vũ trụ từ Trái đất.

Cho đến nay, SpaceX đã phóng thành công 122 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất và trong tương lai sẽ là 45.000 vệ tinh. Với số lượng vệ tinh lớn như vậy có thể khiến các nhà thiên văn học phải đau đầu.


Tương lai, SpaceX sẽ đưa 45.000 vệ tinh lên quỹ đạo.

Những chiếc kính viễn vọng đặt trên mặt đất sử dụng thời gian phơi sáng lâu hơn để có được hình ảnh của những chòm sao ở xa Trái đất. Do đó, đôi khi những chiếc kính viễn vọng bắt gặp hình ảnh của một vệ tinh bay ngang qua. Một hoặc hai vệ tinh bay ngang qua không phải là một vấn đề lớn, nhưng hàng chục, hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn vệ tinh lại là một chuyện khác.

Trong tuần vừa qua, sau khi SpaceX phóng thành công các vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái đất, một loạt các nhà thiên văn học trên toàn thế giới đã đăng tweet cho thấy đám vệ tinh này có thể ảnh hưởng tới việc quan sát vũ trụ như thế nào.


Nhà thiên văn học Clarae Martínez-Vázquez lên tiếng về việc đám vệ tinh của SpaceX làm ô nhiễm những bức ảnh chụp.

Nhà thiên văn học Clarae Martínez-Vázquez làm việc tại đài thiên văn Cerro Tololo, đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng về việc đám vệ tinh của SpaceX làm ô nhiễm những bức ảnh chụp. Cô cho biết có tới 19 vệ tinh đã bay ngang qua bầu trời thuộc khu vực quan sát, và chúng kéo dài tới hơn 5 phút.

Những bức ảnh chụp bị phá hỏng hoàn toàn vì những vệt sáng mà các vệ tinh này để lại, khi ống kính viễn vọng phải phơi sáng trong thời gian dài để có thể chụp được những ngôi sao ở xa.


Bức ảnh chụp bị phá hỏng hoàn toàn vì những vệt sáng mà các vệ tinh này để lại.

Đó mới chỉ là một phần rất nhỏ trong dự án của SpaceX, bởi mới có hơn 100 vệ tinh được phóng lên. Hãy thử tưởng tượng nếu có tới 45.000 vệ tinh được phóng lên và bay quanh Trái đất thì quả thực đúng là nỗi ác mộng đối với các nhà thiên văn học.

Về phần mình, SpaceX cho biết họ có thể xem xét một số biện pháp để giúp các vệ tinh không gây trở ngại cho việc quan sát vũ trụ. Một biện pháp là phủ lên những vệ tinh này một lớp sơn màu đen không phải chiếu, tuy nhiên điều đó mới chỉ là ý tưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tổng quan về sao Thủy

Tổng quan về sao Thủy

Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News