Đàn cá mập lụa áp sát cá mập voi để cọ lưng

Những con cá mập lụa sử dụng lớp da dày và ráp của cá mập voi để loại bỏ ký sinh trùng và da chết.

Các nhà khoa học thuộc nhóm dự án Nghiên cứu Cá mập voi Galapagos (GWSP) sử dụng máy quay trên vây cá mập voi để ghi lại cảnh tượng thú vị giữa những con cá mập ở vùng biển thuộc quần đảo Galapagos, Thái Bình Dương, Earth Touch News hôm 21/2 đưa tin. Trong video, những con cá mập lụa nhỏ hơn đang thay phiên nhau cọ xát vào mình cá mập voi.

"Quần đảo Galapagos là địa điểm đặc biệt để nghiên cứu cá mập voi. Không giống những nơi khác, ở đây chúng tôi bắt gặp nhiều cá mập cái đặc biệt lớn, có vẻ đang mang thai. Việc nghiên cứu chúng rất quan trọng cho công cuộc bảo tồn loài vật đang gặp nguy hiểm này. Công việc của chúng tôi đang tiến triển", đại diện nhóm GWSP cho biết.

Lý giải phù hợp nhất cho hành vi của cá mập lụa là chúng đang sử dụng cá mập voi như một miếng xơ mướp. Da cá mập được bao phủ bởi hàng nghìn miếng vảy giống răng gọi là răng bì và chúng rất ráp khi cọ xát ngược chiều. Việc cọ xát như vậy có thể giúp cá mập lụa loại bỏ ký sinh trùng và da chết.

Nhiếp ảnh gia Thomas P. Peschak cũng từng bắt gặp hành vi này của cá mập ở vùng biển thuộc quần đảo Galapagos. Ở những nơi khác trên thế giới, có một số loài cá cũng tận dụng da cá mập để loại bỏ da chết.

Đàn cá mập lụa áp sát cá mập voi để cọ lưng
Hành vi của cá mập lụa là chúng đang sử dụng cá mập voi như một miếng xơ mướp.

"Dường như lũ cá mập voi không hề bận tâm", nhóm GWSP nhận xét. Nguyên nhân có thể là chúng sở hữu bộ da dày đến 10cm, một trong những bộ da chắc khỏe nhất thế giới động vật.

Cá mập voi là loài cá mập lớn nhất đại dương, có thể dài đến hơn 10 mét. Dù có kích thước to lớn nhưng cá mập voi vẫn có một số kẻ thù tự nhiên như cá voi sát thủ và cá mập trắng. Do đó, chúng cần một bộ da chắc khỏe để bảo vệ cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Những quái ngư dưới vực biển sâu 4.800m ở Australia

Những quái ngư dưới vực biển sâu 4.800m ở Australia

Quá trình tìm hiểu đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải thu thập nhiều dữ liệu hữu hình hết mức có thể. 100 loài khác nhau thu thập từ chuyến thám hiểm đang được nghiên cứu tại CSIRO.

Đăng ngày: 23/02/2018
Ngư dân Nga chuyên

Ngư dân Nga chuyên "săn" thủy quái ngoài hành tinh lại lên sóng với bộ sưu tập mới

Roman Fyodorov (hay Roman Fedortsov) là một ngư dân người Nga, và ông đột nhiên trở thành một cái tên cực kỳ nổi tiếng trên cộng đồng mạng xã hội.

Đăng ngày: 22/02/2018
Cá băng Nam Cực sắp tuyệt chủng

Cá băng Nam Cực sắp tuyệt chủng

Nhờ chất chống đông glycoprotein trong cơ thể mà cá notothenioid có thể sống sót sau hiện tượng đóng băng toàn cầu, khiến một lượng lớn sinh vật bị tuyệt chủng cách đây 42 triệu năm.

Đăng ngày: 22/02/2018
Tràn lan cá biển nhiễm nhựa độc

Tràn lan cá biển nhiễm nhựa độc

Đáng ngại là tình trạng nguy hiểm này có thể ảnh hưởng tới những động vật và thậm chí cả con người ăn phải cá nhiễm độc.

Đăng ngày: 21/02/2018
Mực nang đực đối đầu hai tình địch để độc chiếm mực cái

Mực nang đực đối đầu hai tình địch để độc chiếm mực cái

Cuộc chiến quyết liệt giành bạn tình giữa những con mực nang đực được Luca Vaime ghi lại tại khu nghỉ mát nổi tiếng Tulamben ở phía đông Bali, Indonesia, Story Trender hôm 19/2 đưa tin.

Đăng ngày: 21/02/2018
Video:

Video: "Rồng xanh" độc dạt vào bờ biển Australia

Sinh vật biển lạ và nguy hiểm dạt vào một bờ biển ở Queensland, Australia, thường được gọi với cái tên rồng xanh.

Đăng ngày: 12/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News