Dân Philippines khốn đốn sau bão

Những người sống sót sau cơn bão Washi ở Philippines đang đối mặt với nguy cơ bị dịch tả và thương hàn, trong khi số người thiệt mạng vì bão đã vượt quá con số 1.000.

Cơn bão nhiệt đới Washi quét qua đảo Mindanao, phía nam Philippines hồi cuối tuần trước, mang theo mưa lớn, lũ quét, làm tràn bờ các con sông và phá hủy nhiều ngôi làng ven biển. Bộ trưởng Dân sự Philippines Benito Ramos cho biết số người thiệt mạng đã lên đến 1.010 người và cảnh báo con số này sẽ còn tăng lên vì có nhiều nạn nhân bị cuốn ra biển cả trăm km. Ông Ramos dự đoán tổng số người chết là khoảng 1.100 người nhưng cho rằng có nhiều thi thể bị cuốn đi quá xa và không tìm thấy được.

“Theo kinh nghiệm của tôi, sau ba ngày thi thể sẽ nổi lên nhưng thêm 3-5 ngày nữa thì thi thể sẽ lại chìm xuống”, ông nói.

18 thi thể chưa có người nhận đã được chôn cất tại thành phố Iligan, một trong hai thành phố thiệt hại nặng nề nhất, sau khi 38 thi thể khác đã được chôn hôm qua. Giới chức cho biết hàng trăm thi thể bị thối rữa và bốc mùi đã được xử lý. Ưu tiên bây giờ là bảo đảm cuộc sống và sinh hoạt ở các trại tạm trú.

Dân Philippines khốn đốn sau bão
Người dân thành phố Iligan chen chúc giành hàng cứu trợ từ quân đội. (Ảnh: AFP)

Theo AFP, khoảng 44.000 người Philippines đang sống trong các trại tạm trú có điều kiện vệ sinh kém khiến giới chức lo ngại đây sẽ là nguồn cơn gây bệnh dịch. Bộ Y tế Philippines cảnh báo sự đông đúc ở các trại sơ tán sẽ dẫn đến sự bùng phát của trùng xoắn, tiêu chảy, dịch tả, viêm gan siêu vi A, sốt thương hàn và bệnh lỵ, trong đó trẻ em và phụ nữ có thai là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

“Chưa có trường hợp bệnh dịch nào được báo cáo nhưng chúng tôi vẫn giám sát chặt chẽ trường hợp tiêu chảy và bệnh về đường hô hấp mà chúng tôi dự đoán sẽ bùng phát vào tuần tới”, Thứ trưởng Bộ Y tế Ted Herbosa nói.

Hai khu vực bị ảnh hưởng bão nặng nề nhất là thành phố Cagayan de Oro và Iligan, nơi có các khu nhà ổ chuột được xây dựng trên các bãi cát gần các cửa sông lớn đã bị lũ cuốn trôi nửa đêm 16/12. Tình trạng lộn xộn vẫn tiếp diễn tại các trại sơ tán, các trường học và trung tâm thể dục.

“Vấn đề là chúng tôi chỉ có một hoặc hai nhà vệ sinh cho mỗi trường học trong khi có đến 3.000 - 4.000 người cần dùng nhà vệ sinh”, ông Levy Villarin, quan chức y tế Iligan cho hay. Thành phố Cagayan de Oro thì phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm và nước uống cho hơn 26.000 dân sơ tán.

“Tôi rất xấu hổ vì phải xin thức ăn”, một phụ nữ 52 tuổi nói khi xếp hàng gần cả buổi sáng để được phát cháo đậu cho mình và hai đứa cháu. Người phụ nữ tự hứa sẽ quay lại khu phố ổ chuột bên bờ sông ngay khi có thể và mở lại cửa hàng nhỏ bên đường.

Mặc chiếc áo phông và quần âu được hỗ trợ nhưng không vừa với người, bà cho biết đã 3 ngày không tắm và buộc phải ra khỏi nhà vệ sinh của trường học sáng sớm nay vì không thể chịu nổi mùi hôi thối. Phòng tập thể dục cũng la liệt người chen chúc ngủ trên các tấm chiếu, bìa các tông ở mọi khoảng trống.

Khoảng 276.000 người đang nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp, trong đó nhiều người đã rời bỏ các trung tâm sơ tán và đến sống cùng người thân. Họ không thể quay về nhà vì chính phủ cấm họ trở về những khu vực dễ bị lũ lụt.

“Họ không còn nhà cửa, cũng không còn gì để mà về. Áo quần trên người là tất cả những gì họ có”, ông Ramos nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News