Dân số loài người tăng mạnh cuối thời kì đồ đá

Các bằng chứng gen cho thấy dân số loài người bắt đầu tăng ở châu Phi vào cuối thời kì đồ đá, vào khoảng thời gian cách đây khoảng 40.000 năm.

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Michael F. Hammer (thuộc phân khoa Công nghệ Sinh học, phòng thí nghiệm Arizona, đại học Arizona) đã đi tới kết luận dân số vùng cận Sahara tăng lên rất nhanh trước khi nền nông nghiệp bắt đầu phát triển. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ cho giả thuyết rằng sự tăng dân số đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa văn hóa của loài người cuối kỉ Pleistocene.

Các phát hiện của nhóm đã được công bố trên tờ PLoS ONE trực tuyến hôm 29 tháng 7 vừa qua.
Việc tái hiện lại diễn biến thời gian và mức độ của biến đổi dân số đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu được quá trình tiến hóa của nhân loại. Từ lâu người ta vẫn luôn tranh cãi xung quanh câu hỏi nguyên nhân dân số loài người bắt đầu tăng mạnh là do cải tiến về công cụ cùng phương thức săn bắn tập trung vào Hậu kì Cánh Tân, hay vì sự tiến bộ của nền nông nghiệp ở thời kì đồ đá mới. Nghiên cứu của Hammer đã kết hợp di truyền học với các khám phá cổ sinh học và khảo cổ để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi đa lĩnh vực này.

Dân số loài người tăng mạnh cuối thời kì đồ đá
Tái hiện tranh vẽ trong hang động. (Ảnh: iStockphoto/Jose Ramirez)

Nhóm nghiên cứu thuộc đại học Arizona của Hammer cùng các cộng tác viên thuộc đại học California tại San Francisco đã khảo sát vật liệu gen của gần 184 cá thể đến từ 7 quần thể người và sử dụng cách tiếp cận điện toán để tái tạo mô hình tiến hóa các dòng gen qua thời gian. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các nhóm săn bắn tập trung cũng như các nhóm hái lượm đều có kết quả tăng số lượng thành viên gấp 10 lần trước khi nền nông nghiệp trồng trọt bắt đầu ra đời.

Kế hoạch nghiên cứu kĩ lưỡng cùng với việc tận dụng sức mạnh điện toán cho phép nhóm đi tới kết quả xác định rằng sự mở rộng qui mô dân số diễn ra từ đầu kì Hậu Đồ Đá – thời kì mà ngày nay còn ghi nhận dấu vết các vùng khảo cổ, sự phát triển công nghệ làm dao đá, kiếm đá, cùng việc trao đổi hàng hóa trở nên phổ biến và mở rộng giữa các vùng miền. Trong bước tiếp theo của dự án, các nhà khoa học sẽ tập hợp thêm dữ liệu bằng cách kiểm tra thêm nhiều quần thể và nhiều đoạn trên mỗi hệ gen.

Journal reference:
Cox MP, Morales DA, Woerner AE, Sozanski J, Wall JD, et al. Autosomal Resequence Data Reveal Late Stone Age Signals of Population Expansion in Sub-Saharan African Foraging and Farming Populations. PLoS ONE, 4(7): e6366 DOI: 10.1371/journal.pone.0006366

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News