Đằng sau bức ảnh khỉ hà hơi thổi ngạt cho đồng loại đầy bị thương
Nhiếp ảnh gia bất ngờ khi chụp được khoảnh khắc con khỉ dường như tiến hành hà hơi thổi ngạt cho một con khỉ cái trong đàn bị thương và nằm trên mặt đất.
William Steel, nhiếp ảnh gia chuyên chụp thế giới động vật hoang dã, đã ghi lại được cảnh tượng gây ngạc nhiên bên trong Khu bảo tồn Gaborone Game ở Botswana.
Con khỉ ghé sát miệng làm hành động hô hấp nhân tạo cho con khỉ cái đang nằm giữa đất. (Ảnh: Solent News).
"Tôi nhìn thấy con khỉ cái ngã xuống đất, hai tay, chân dang rộng. Ban đầu tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi cầm máy ảnh lên, tôi thấy một con khỉ đực tiến đến rồi cúi xuống hai tay ôm lấy mặt nó, dường như đang thực hiện hà hơi thổi ngạt", Steel, 28 tuổi, chia sẻ.
Steel, người hiện sống và làm việc ở đất nước châu Phi này, sau đó nói tiếp: "Khi suy nghĩ lại, tôi cho rằng toàn bộ hành động trên của con đực chủ yếu nhằm thu hút sự chú ý của con cái".
Theo Steel, loài khỉ cũng có một thứ bậc rõ ràng và quan trọng. Giống như con người, cộng đồng khỉ cũng hoạt động chủ yếu dựa trên cơ chế "nếu anh làm điều này cho tôi, tôi sẽ làm điều khác cho anh".
"Sự liên kết giữa loài khỉ phần lớn được hình thành thông qua sự chải chuốt, vuốt ve cho nhau. Tôi thường nhìn thấy loài khỉ giúp làm sạch vết thương, thậm chí chăm sóc cho những con khác trong đàn. Theo quan điểm của tôi, vài con khỉ cũng sẽ đánh vào lòng trắc ẩn để tìm kiếm sự chú ý của những con khác. Thật thú vị khi tôi có dịp ghi lại khoảnh khắc này", Steel cho biết thêm.

Cầy mangut cái gây chiến để giao phối với kẻ địch
Để giao phối với con đực từ đàn đối thủ, cầy mangut cái phát triển phương pháp khôn khéo để đánh lừa bạn tình bằng cách gây chiến.

Cận cảnh chim bồ câu giá 34,7 tỷ đồng, được vệ sĩ canh chừng từng phút
New Kim, một con bồ câu mái 2 tuổi được mua với giá 1,5 triệu USD, tương đương 34,7 tỷ đồng.

Sự thật khó tin về trí thông minh của cá heo
Năm 1985, trong một cuộc nghiên cứu về cá heo, để giải khuây, một nhà khoa học đã đóng giả làm Poseidon, ông ta đặt vòng rong biển lên đầu và sau đó ném nó xuống biển.

Tìm hiểu tập tính ôm hôn "thắm thiết" của cầy thảo nguyên
Hành vi ôm hôn không chỉ có ở loài người, mà trong thế giới động vật, cũng có một số loài thực hiện hành vi ấy.

Nga phát hiện quần thể hải mã khổng lồ ở vòng Bắc Cực
Các nhà khoa học ở miền bắc nước Nga đã phát hiện một quần thể hải mã khổng lồ trên bờ biển Kara, nơi môi trường sống của chúng đang bị đe dọa do băng tan và do hoạt động của con người.

Cách đối phó khi rắn độc bò vào nhà sau lũ
Theo các bác sĩ, tấn công hay bỏ chạy đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn.
