Dao động nhiệt độ ngày đêm có thể tạo ra điện?

Theo nhóm nghiên cứu, đây là một nguồn năng lượng chưa từng được sử dụng, không cần ánh sáng mặt trời, pin hoặc gió, mà chỉ dựa vào sự dao động nhiệt độ và có thể phát điện ra khỏi khí quyển.

Nhiệt độ xung quanh chúng ta thay đổi liên tục trong mọi lúc và dựa vào đây các nhà khoa học đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Họ đã tạo ra một thiết bị có thể chuyển đổi những dao động này thành điện để cung cấp cho các cảm biến, thiết bị truyền thông.

Việc thu thập năng lượng được thực hiện thông qua một thiết bị gọi là bộ cộng hưởng nhiệt. Đây là một chiếc máy có khả năng hút nhiệt ở một bên và phát nhiệt ra mặt bên kia. Khi cả hai mặt đạt được sự cân bằng, chúng có thể hút năng lượng dựa vào quy trình nhiệt điện.

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, bộ cộng hưởng nhiệt mới này có thể cung cấp năng lượng cho các cảm biến từ xa hay bất kỳ thiết bị không nối lưới nào trong nhiều năm liền - chỉ bằng cách sử dụng các dao động nhiệt độ. Cơ chế này giống như sự lên xuống nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Dao động nhiệt độ ngày đêm có thể tạo ra điện?
Thiết bị tạo ra năng lượng từ không khí. (Ảnh: MIT).

Ông Michael Strano - một trong những nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã nghĩ ra một ý tưởng dường như không tưởng. Đó là tạo ra bộ cộng hưởng nhiệt đầu tiên. Đây là thiết bị mà chúng ta có thể ngồi lên và lấy năng lượng từ thinh không. Trong suốt thời gian này, các biến động về nhiệt độ với tất cả các tần số khác nhau luôn bao quanh chúng ta”.

Trước đây nhiều nhà khoa học đã cố gắng tạo ra năng lượng từ sự thay đổi nhiệt độ thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau như hỏa điện. Nhưng phát minh mới này hiệu quả hơn những thiết bị trước ở chỗ: nó có thể được điều chỉnh để thích nghi với các giai đoạn biến đổi nhiệt độ.

Nhóm nhà khoa học đã thật sự tạo được một bước tiến khi kết hợp các vật liệu để sử dụng cho máy cộng hưởng nhiệt: bọt kim loại, graphene và một loại sáp đặc biệt gọi là octadecane. Chất này có khả năng biến đổi thành chất rắn hoặc chất lỏng khi nhiệt độ tăng hay giảm (một cách chính xác thì đây là vật liệu thay đổi theo pha).

Điều này có thể giúp thiết bị mới tiết kiệm năng lượng một cách tối ưu. Nó có sự kết hợp giữa tính dẫn nhiệt (tốc độ mà nhiệt truyền qua vật liệu) và công suất nhiệt (lượng nhiệt có thể được chứa trong vật liệu). Thông thường, các vật liệu có khả năng dẫn nhiệt cao thì lại có sức chứa thấp và ngược lại.

Dao động nhiệt độ ngày đêm có thể tạo ra điện?
Các nhà khoa học thử nghiệm thiết bị mới. (Ảnh: MIT).

Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra thiết bị với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày với ban đêm là 10 độ C. Và họ nhận thấy chỉ một mẫu vật liệu nhỏ có thể tạo ra hiệu điện thế là 350 millivolts và công suất điện năng là 1,3 miliwatt. Nguồn năng lượng này đủ để cho các cảm biến nhỏ hoặc các hệ thống truyền thông hoạt động mà không cần pin hay bất kì nguồn năng lượng nào khác.

Hơn nữa, bộ cộng hưởng nhiệt có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thậm chí trong bóng mát, miễn là có những thay đổi về nhiệt độ xung quanh. Nó thậm chí có thể được lắp đặt bên dưới các tấm pin mặt trời để thu nhiệt - các nhà sản xuất cho biết.

Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu muốn thử nghiệm nó trên các loại dao động nhiệt độ khác: ví dụ như chu trình bật tắt của chiếc tủ lạnh hay máy móc trong các nhà máy công nghiệp. Một ứng dụng tiềm năng nữa của nó đó là làm hệ thống dự phòng để phát điện khi nguồn năng lượng chính dừng hoạt động.

Thậm chí, loại công nghệ mới này còn có thể sử dụng cho các tên lửa hành trình, và chúng sẽ được nạp pin thường xuyên dựa vào chu trình giữa ngày và đêm. Tuy thiết bị không sản sinh ra nhiều năng lượng như các loại pin và lưới điện hiện hành nhưng nó có thể được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau.

Nhờ nghiên cứu mới này chúng ta mới biết một thứ tưởng chừng quá đỗi quen thuộc như không khí xung quanh có thể tạo ra năng lượng. Dựa vào đây, các nhà khoa học cũng có thể tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về những địa điểm có sự dao động nhiệt độ tối ưu. Nghiên cứu này đã được xuất bản trong tạp chí Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh

Cận cảnh "Taxi bay" không người lái của người đồng sáng lập Google

Không giống với những hình ảnh concept của các mẫu xe ô tô bay khác, Cora được trang bị tổng cộng 12 cánh quạt trên đôi cánh của mình.

Đăng ngày: 15/03/2018
Công nghệ mới giúp bậc cha mẹ có được mô hình 3D của thai nhi

Công nghệ mới giúp bậc cha mẹ có được mô hình 3D của thai nhi

Mô hình này có thể được sử dụng để cho cha mẹ một cái nhìn tổng quát về em bé hoặc nó có thể được sử dụng để tìm những dấu hiệu bất thường trên cơ thể bé nếu có.

Đăng ngày: 15/03/2018
Nhà in 3D giá rẻ, giải pháp nhà ở cho hơn 1 tỷ người trên thế giới

Nhà in 3D giá rẻ, giải pháp nhà ở cho hơn 1 tỷ người trên thế giới

Thực phẩm, nước và nơi trú ẩn là nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên, theo báo Viện Tài nguyên Thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người không có nhà ở.

Đăng ngày: 14/03/2018
Elon Musk đã được cấp phép đào tuyến hầm Hyperloop đầu tiên tại Washington D.C

Elon Musk đã được cấp phép đào tuyến hầm Hyperloop đầu tiên tại Washington D.C

Một đại diện của The Boring Company cho biết tại vị trí này, nếu được xây dựng thì đây sẽ là một nhà ga trong mạng lưới nhiều điểm dừng của hệ thống giao thông ngầm trong tương lai.

Đăng ngày: 13/03/2018
Công nghệ mới giúp sạc đầy pin chỉ trong vòng chưa đến 30 giây

Công nghệ mới giúp sạc đầy pin chỉ trong vòng chưa đến 30 giây

Ý tưởng này tuy không mới nhưng dành được sự chú ý của mọi người bởi vì những thiết bị tương tự trước đây cung cấp lượng điện năng yếu và có tuổi thọ cũng rất thấp.

Đăng ngày: 12/03/2018
Phương pháp xử lý hóa học mới khiến nước an toàn hơn để uống

Phương pháp xử lý hóa học mới khiến nước an toàn hơn để uống

Các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Kaunas của Lithuania đã sáng chế ra một phương pháp mới để tinh lọc nước và giữ nước sạch trong nhiều tháng.

Đăng ngày: 12/03/2018
“Nông dân kiểu mới” có thể trồng được 4 tấn nông sản/năm mà không cần ánh sáng mặt trời

“Nông dân kiểu mới” có thể trồng được 4 tấn nông sản/năm mà không cần ánh sáng mặt trời

Nếu hình thức nuôi trồng này được phát triển hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể đưa chúng ra ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 12/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News