Đào được căn hầm bí mật dưới lòng đất, anh công nhân soi đèn, ngỡ ngàng nhận ra kho báu khổng lồ
Vào tháng 11/1993, trong lúc làm việc trên công trường xây dựng ở huyện Bành Châu, thành phố Thành Đô, Trung Quốc, một công nhân đã bất ngờ tìm thấy một phiến đá rất hoàn chỉnh ở độ sâu 2m so với mặt đất. Vì hiếu kỳ, người này đã cùng đồng nghiệp cẩn thận tìm hiểu xung quanh phiến đá thì phát hiện đây là nắp một căn hầm.
Do trong hầm rất tối nên ban đầu ai cũng lầm tưởng nó chỉ chứa đồ dùng gia đình bình thường, tuy nhiên khi có ánh đèn chiếu vào, tất cả đều ngỡ ngàng vì bên trong hầm là hàng trăm món đồ vàng bạc xếp chồng tầng tầng lớp lớp.
Căn hầm này vốn được chôn giấu cẩn mật, đáy và thành hầm được lát gạch lam, phần trên bịt kín bằng ba phiến đá. Hầm có chiều dài, chiều rộng và chiều cao chừng 1m, tuy thể tích không lớn nhưng lại cất giữ hơn 350 món đồ làm từ vàng và bạc.
Trong đó, có 27 đồ dùng bằng vàng, số còn lại đều có chất liệu từ bạc, được các chuyên gia xác định có niên đại từ thời nhà Tống (960 - 1279).
Chiếc bát vàng tinh xảo bên trong căn hầm. (Ảnh: Sohu).
Về chủng loại, đồ dùng thường ngày như bát, đĩa, chai lọ chiếm đa số, còn lại một phần nhỏ là trang sức, trâm cài tóc bằng vàng.
Kiểu dáng và phong cách trang trí của các vật dụng này cũng rất phong phú và tinh tế, chúng thể hiện trình độ và sự phát triển vượt bậc của ngành thủ công chế tác vàng bạc thời nhà Tống.
Căn cứ vào dấu hiệu chạm khắc trên một số món đồ, có thể khẳng định chủ nhân của căn hầm là một gia đình họ Đồng. Sở hữu một căn hầm với hơn 350 món đồ vàng bạc như vậy chắc hẳn gia đình này phải có sức mạnh tài chính và địa vị xã hội không hề tầm thường.
Đồ trang trí bằng vàng hình trái dưa. (Ảnh: Sohu).
Dưới thời nhà Tống, kinh tế Trung Hoa phát triển tương đối phồn vinh. Vàng bạc châu báu không còn là thứ xa xỉ phẩm độc quyền của giới quý tộc như các thời kỳ trước mà dần được thương mại hóa, lọt vào cả các nhà hàng, nhà thổ và tư gia của những gia đình giàu có.
Những thay đổi của thời đại đã tác động sâu sắc đến việc sản xuất vàng bạc đá quý.
Ứng dụng của đồ dùng bằng vàng và bạc trở nên vô cùng đa dạng: Từ đèn, chén, đĩa, đĩa, chai lọ, hộp, ... đến trang sức, đồ trang trí; nhiều món trang trí mô phỏng trực tiếp hình dạng của hoa, quả, cây cối trong tự nhiên cũng xuất hiện với phong cách độc đáo, trang nhã. Kỹ thuật chạm khắc thời kỳ này cũng được đánh giá cao với nhiều hiện vật được chế tác tinh xảo, khéo léo.
Tại sao những món bảo vật này lại bị chôn vùi dưới lòng đất?
Căn hầm này vốn dĩ không phải một ngôi mộ cổ nên có thể loại trừ suy đoán đây là đồ tùy táng được chôn theo người chết. Hơn nữa, hàng trăm món bảo vật này còn được sắp xếp gọn gàng, những món cùng chủng loại còn được xếp chồng lên nhau bên trong một căn hầm gạch xây sẵn, nên đây chắc hẳn phải là dụng ý của chủ nhân kho báu.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân căn hầm bị chôn sâu dưới lòng đất cả ngàn năm có thể là vì những cuộc chiến tranh diễn ra liên miên vào cuối thời nhà Tống.
Đồ tạo tác bằng bạc được trưng bày trong viện bảo tàng. (Ảnh: Sohu).
Để bảo vệ tài sản, có lẽ gia đình họ Đồng đã xây hầm chôn tài sản xuống đất với hy vọng sẽ đào lên sử dụng sau chiến tranh. Tuy nhiên, một biến cố nào đó đã xảy ra, không loại trừ cả gia đình đều đã chết thảm, mà căn hầm vẫn mãi mãi bị chôn vùi.
Trong hàng trăm cổ vật được khai quật, hơn 100 cổ vật đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ vậy, ấm bạc cổ cao được phát hiện tại đây còn đại diện cho trình độ chế tạo đồ bạc cao cấp nhất của nhà Tống, được coi như báu vật của bảo tàng địa phương.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
