Đào mộ cổ 1.400 năm tuổi, chuyên gia hoảng hồn khi đụng trúng "quái vật xanh"
Lý do “quái vật xanh” có mặt trong mộ cổ vẫn chưa được giải thích.
Mùa xuân năm 2013, một ngôi mộ cổ được tìm thấy ở thành phố cổ Tân Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nhóm chuyên gia khảo cổ đến từ Viện Khảo cổ Sơn Tây được cử xuống kiểm tra, nhưng ngôi mộ cổ tới năm 2014 mới được khai quật do nhiều lý do.
Sau khi mở mộ cổ, các chuyên gia nhận thấy nó bị phá hoại và hư hại nghiêm trọng do những kẻ trộm mộ. Thi thể của chủ nhân ngôi mộ cũng biến mất. Mộ thất bị trộm gần hết chỉ sót lại vài mảnh vỡ của quan tài.
Ngôi mộ kích thước rất lớn nên bên trong vẫn còn một số hiện vật chưa bị trộm. Đi sâu vào trong, các nhà khảo cổ học phát hiện một số khu vực lối đi và hành lang trong cổ mộ vẫn chưa bị cướp phá.
Bức tranh tường vẽ "quái vật xanh" trong mộ cổ. (Ảnh: Sohu)
Lúc này, nhóm khảo cổ bất ngờ “đụng trúng” con “quái vật màu xanh”. Cả nhóm bị hoảng sợ một phen. Sau đó, họ mới nhận ra rằng con “quái vật” đó thực chất là bức tranh tường. Bức tranh này vẫn còn nguyên vẹn, chứng tỏ nó được bảo quản khá tốt.
Ngoài con “quái vật xanh”, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều bức tranh tường khác như những người buôn bán ngựa, săn bắn và làm việc trong một ngôi nhà. Những bức tranh vẽ cả phụ nữ và đàn ông, có cặp đang thưởng thức một bữa tiệc, có người đang chơi nhạc cụ.
Những bức tranh tường đầy màu sắc này đã bao phủ 80m2 của lăng mộ cổ. Sau khi thẩm định, các chuyên gia khảo cổ xác minh được ngôi mộ này tuổi đời 1.400 năm. Họ chưa thể diễn giải được quái vật màu xanh sống động trên tường biểu trưng cho vật gì.
Tuy nhiên, con “quái vật xanh” cùng những bức tranh tường khác cung cấp thông tin rất có giá trị cho về đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa và quân sự ở thời kỳ đó. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là nơi an nghỉ của một nhân vật quyền lực thời đó.
Một bức tranh tường khác trong mộ cổ. (Ảnh: Sohu).
Trước đó, các nhà khảo cổ học Trung Quốc từng phát hiện nhiều cổ mộ có các bức tranh tường quý hiếm.
Năm 2013, các nhà khảo cổ học phát hiện một ngôi mộ được bảo quản cực kỳ tốt ở thành phố Shuozhou. Nơi đây chôn cất một chỉ huy quân đội và vợ của ông này cách đây khoảng 1.500 năm.
Vào tháng 1/2015, một ngôi mộ khác được phát hiện khi mưa làm sạt lở đất trên một sườn đồi trong vùng. Ngôi mộ được cho là có từ thời nhà Nguyên, khoảng 700 năm trước.
Cuối năm 2015, các nhà khảo cổ học làm việc tại khu di tích Shimao thời kỳ đồ đá mới cũng phát hiện được những mảnh bích họa. Điều này có thể chỉ ra rằng quy trình cơ bản của việc tạo ra các bức tranh tường ở Trung Quốc có thể đã xuất hiện từ khoảng 4.000 năm trước.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
