Đảo núi lửa ở Nhật Bản có thể giúp bảo tồn các rạn san hô

Các nhà khoa học cho biết mấu chốt sự sống còn của các rạn san hô ngầm đang bị đe dọa trên thế giới có thể nằm ở các vùng biển bao quanh Shikine, một đảo núi lửa nhỏ ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo 160km về phía Nam.

Đáy biển ở Shikine được ví như một "phòng thí nghiệm sống". Một đoàn thám hiểm khoa học do Pháp dẫn đầu đang tiến hành cuộc thám hiểm Shikine trên con tàu Tara nhằm tìm ra các manh mối để giúp bảo vệ san hô khỏi các tác động hủy hoại của biến đổi khí hậu.

Trong khi các rạn san hô chỉ bao phủ chưa đến 0,2% bề mặt đại dương trên thế giới, các rạn san hô lại là nơi cư trú của khoảng 30% loài động vật và thực vật biển, là một nguồn thực phẩm và bảo vệ các loài này khỏi các loài ăn thịt. Sylvain Agostini, giáo sư Đại học Tsukuba và là một điều phối viên thám hiểm, cho biết: "Để mất rạn san hô sẽ là rất khủng khiếp".

Đảo núi lửa ở Nhật Bản có thể giúp bảo tồn các rạn san hô
Các nhà khoa học tiến hành cuộc thám hiểm Shikine trên con tàu Tara. (Nguồn: AFP).

Các điều kiện có một không hai ở Shikine - do các núi lửa dưới đáy biển tạo ra bằng cách thải ra đầy khí carbon dioxide (CO2) và giảm độ kiềm của nước - giống hệt với điều mà các nhà khoa học nói là tác động của lượng khí thải carbon không kiểm soát được trên các đại dương vào năm 2100.

Sự gia tăng của khí CO2 do hiệu ứng nhà kính hoặc hoạt động của núi lửa dưới đáy biển sẽ làm gia tăng nhiệt độ và biến đổi thành phần hóa học trong nước biển, trong một quá trình được gọi là axit hóa đại dương. Theo các nhà nghiên cứu, nước biển ở nhiều nơi quanh đảo Shikine cho thấy sinh vật biển sống như thế nào - trong đó có các rạn san hô - nhờ vào độ kiềm trong nước ở mức thấp.

Các rạn san hô tại Nhật Bản, ở khu vực xa nhất thế giới về phía Bắc, có thể cung cấp dữ liệu quan trọng để tăng cường hiểu biết về cuộc sống đại dương, trong bối cảnh rạn san hô Great Barrier ở Australia đang đứng trước nguy cơ bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển tăng.

Các nhà khoa học đã đến ở Shikine để tìm hiểu một hệ sinh thái dưới nước, bao gồm san hô, các sinh vật trôi nổi, tảo biển và cá, có thể tồn tại như thế nào trong môi trường có vẻ không thuận lợi. Những so sánh đầu tiên với một vịnh khác ở Shikine, nơi có các điều kiện môi trường hoàn toàn khác, cho thấy san hô sống tốt hơn ở môi trường nước bị kiềm hóa.

Được hạ thủy năm 1989, tàu Tara dài 36m nổi tiếng với nhiều chuyến thám hiểm khoa học trước đây, trong đó có chuyến thám hiểm dài 500 ngày ở Bắc Cực. Chuyến thám hiểm dự kiến kéo dài hai năm này sẽ đưa các nhà học đến Australia và New Zealand trước khi đến Indonesia và Philippines.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới

Trong hôm nay, nhiều khu vực Tây Bắc Bộ kéo vào đến Thanh Hoá - Phú Yên sẽ có nắng nóng mạnh.

Đăng ngày: 20/04/2017
Áp thấp nhiệt đới suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ có mưa dông rải rác

Áp thấp nhiệt đới suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ có mưa dông rải rác

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết hồi 1 giờ ngày 18/4, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460km về phía Bắc Nam.

Đăng ngày: 18/04/2017
Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào biển Đông

Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào biển Đông

Sáng nay 17/4, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua miền Trung Philippines đi vào biển Đông, là áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2017 này ở biển Đông.

Đăng ngày: 17/04/2017
Nếu lượng CO2 tiếp tục tăng, Trái Đất sẽ quay trở về thời kỳ khủng long xuất hiện

Nếu lượng CO2 tiếp tục tăng, Trái Đất sẽ quay trở về thời kỳ khủng long xuất hiện

Đến năm 2400, nồng độ CO2 có thể vượt quá mọi giới hạn từng được ghi nhận trong hồ sơ địa chất.

Đăng ngày: 13/04/2017
Đón không khí lạnh, Bắc Bộ chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp

Đón không khí lạnh, Bắc Bộ chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp

Ngày 12/4 do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác; trong cơn dông khả năng cao xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Đăng ngày: 12/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News