Đảo trên đất liền

Các hòn đảo trên vùng đất cao là ý tưởng mà một kiến trúc sư gợi ý cho vùng Tōhoku thuộc miền đông bắc Nhật Bản. Đây là khu vực bị tàn phá nặng nề bởi động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.

Ông Keiichiro Sako thuộc Công ty Sako Architects vừa hoàn thành một bản thiết kế chi tiết gọi là Tōhoku Sky Village, theo đó các cụm đảo trên đất liền sẽ hình thành nên các thành phố hoàn chỉnh. Chúng được thiết kế để giúp người dân sống ở các vùng thấp khỏi bị sóng thần tàn phá trong tương lai.

Phần lớn các hòn đảo đều được dùng cho mục đích định cư với từ 100 - 500 ngôi nhà và căn hộ. Các trạm nhiên liệu, nhà máy xử lý nước và kho chứa, bãi đỗ xe đều ở dưới tầng ngầm. Các đảo thương mại sẽ là nơi đặt các nhà máy và cơ sở chế biến nông, ngư nghiệp. Ngoài việc đưa cư dân lên cao hơn để tránh sóng thần, thiết kế mới cũng có nhiều tính năng an toàn khác. Một cổng cốt thép phía sau mỗi đảo sẽ tự động đóng sau khi có cảnh báo về sóng thần trong khi các bậc thang ở hai bên cho phép người dân leo lên nơi an toàn.

Đảo trên đất liền
Phác thảo đảo trên đất liền của Sako Architects - (Ảnh: Sako Architects)

Điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời nhằm đảm bảo nguồn cung cấp sau thảm họa. Pin lithium-ion sẽ đóng vai trò là nguồn dự phòng. Hình bầu dục của các đảo này cũng rất quan trọng. Những bề mặt phẳng sẽ thu toàn bộ lực của bụng nước còn hình bầu dục sẽ cho phép nước chảy vòng quanh. Mỗi hòn đảo 3 tầng sẽ cung cấp 90.000m2 không gian hữu dụng và được bắt bu lông sâu vào móng thông qua các trụ thép lớn. Các bức tường bên ngoài được làm bằng bê tông cốt thép dày 50cm. Ở trung tâm của mỗi cụm đảo là khu vực hành chính, trường học, trụ sở doanh nghiệp và điểm giải trí.

Có nhiều dự án quy mô lớn khác phục vụ việc tái cung cấp nhà ở cho người dân Tōhoku đang được nghiên cứu. Như thiết kế của kiến trúc sư Toyo Ito liên quan đến việc di dời toàn bộ một thành phố. Trong khi đó dự án của Sako lại cho phép người dân trở về với nơi mình đã sống trước kia. “Chuyển lên vùng đất cao như khuyến cáo sau thảm họa sẽ tạo ra những thay đổi lớn đối với cư dân trong khu vực, trong số đó có những người dựa vào đất đai và biển để mưu sinh”, Sako nói. Mục tiêu của dự án không chỉ bảo tồn các cộng đồng mà biến chúng thành nơi an toàn để cư ngụ.

Những người phản đối dự án này cho rằng, trong khi ý tưởng nghe hợp lý thì chi phí ước tính 20 tỉ yen (hơn 250 triệu USD) cho mỗi đảo là quá đắt. Nhằm giảm thiểu chi phí, Tōhoku Sky Village sẽ tái chế các mảnh vỡ từ thảm họa để sử dụng trong một số thành phần xây dựng. Ông Sako cũng tin rằng các hòn đảo sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên còn một trở ngại lớn hơn từ phía người dân. Ông Masayuki Wakui, Giáo sư thiết kế kiến trúc tại Đại học thành phố Tokyo tin rằng với vẻ ngoài tương lai của các đảo, tính chất “bảo thủ” của người dân Tōhoku có thể là một vấn đề. “Nhưng nếu có các cộng đồng quyết định không di dời mà muốn ở lại vùng đồng bằng thì đây sẽ là một lựa chọn khả thi”, ông nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News