Đảo trên Thái Bình Dương "hồi sinh" sau 100 năm biến mất
Một hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương đã bị cuốn phăng đi ở thế kỷ trước và giờ đã hồi sinh trở lại.
Tiến sĩ Murray Ford và giáo sư Paul Kench của Đại học Auckland nghiên cứu hình ảnh trên không của các hòn đảo từ những năm 1945-2010 và đã phát hiện ra một hòn đảo mới đã hình thành trên nền tảng một phần của đảo Marshall trước kia.
Đó là đảo san hô có tên Nadikdik, còn được gọi là đảo san hô Knox, là đảo san hô vòng thuộc cực Nam của quần đảo Ratak Chain của quốc đảo Marshall.
Nadikdik Atoll, hay còn gọi là Knox Atoll, là một đảo san hô không có người ở của 18 hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Được biết, năm 1905, một cơn bão lớn đã cuốn trôi đi hầu hết cư dân sống trên đảo Nadikdik và xóa sổ hầu hết hòn đảo này trên bản đồ. Chỉ có hai người sống sót sau trận bão.
Chỉ trong vòng hơn 60 năm từ khi cơn bão khủng khiếp đi qua, hòn đảo này đã phát triển trở lại thành hòn đảo san hô với thảm thực vật đã hình thành lại được khoảng 25%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tái sinh nhanh chóng này có thể là do xung quanh chúng có những mỏ cát và lượng trầm tích rất lớn, đồng thời cơn bão trước đã đẩy một lượng rất nhiều san hô lên trên đảo này. Chính điều đó đã giúp cho Nadikdik hồi sinh.
Tiến sĩ Ford là người đã sống ở Quốc đảo Marshall trong ba năm. Ông cho biết sự thay đổi này diễn ra vô cùng nhanh chóng: “Bằng chứng cho thấy rằng sự điều chỉnh địa mạo vẫn đang diễn ra”.
Phát hiện này cho chúng ta thấy một điều rằng, một hiện tượng bất kỳ có cường độ và sức công phá lớn sẽ đồng thời vừa nhấn chìm hòn đảo vừa thiết lập một loạt các quá trình tự nhiên khiến cho hòn đảo quay trở lại.
Từ đó, các nhà nghiên cứu hy vọng việc nghiên cứu các hòn đảo nhỏ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hòn đảo mới được tạo ra và đáp ứng được mối quan tâm, lo lắng về việc các hòn đảo nhỏ sẽ dễ dàng biến mất dưới mực nước biển dâng – hậu quả của sự nóng lên toàn cầu.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
