Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng

Báo cáo mới đây cho thấy số lượng các loài động vật nước ngọt cỡ lớn đã giảm tới 97% so với năm 1970, do dòng chảy tự nhiên của các sông bị thay đổi và việc đánh bắt của con người.

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Theo các nhà khoa học, sông Mekong là nơi có nhiều loài động vật nước ngọt cỡ lớn nhất thế giới, tuy nhiên số lượng các loài này đều giảm mạnh do nhiều đập được xây dựng ở phía thượng nguồn, khiến dòng chảy tự nhiên của con sông bị ảnh hưởng. Cá đuối nước ngọt khổng lồ là một trong số những loài động vật xấu số này. Hiện tại chưa thể thống kê số lượng loài này trong tự nhiên vì chúng sinh sống ở sát lớp bùn dưới đáy sông. (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Cá da trơn khổng lồ sông Mekong
cũng là loài vật từng một thời "tung hoành" ở khu vực Thái Lan và Campuchia, nhưng số lượng loài này càng ngày càng ít hơn, và rất hiếm có trường hợp các ngư dân bắt được cá thể có cân nặng hơn 100 kg, trước đây điều này thường xuyên diễn ra. (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Các ngư dân Campuchia bên cạnh một con cá chép Xiêm khổng lồ đánh bắt được tại Biển Hồ (Tonle Sap) hồi năm 2005, cũng giống như cá da trơn khổng lồ, những con cá chép Xiêm cỡ lớn đang ngày càng hiếm gặp trên lưu vực sông Mekong. (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Con dông khổng lồ Trung Quốc
có thể đạt chiều dài 1,5 mét, là một trong hai giống dông khổng lồ duy nhất thế giới bên cạnh giông khổng lồ Nhật Bản. Tuy nhiên, khác với ở Nhật, số lượng loài này ở Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác quá đà, dựa trên niềm tin không có căn cứ cho rằng thịt loài này bổ dưỡng, có thể trị một số bệnh. (Ảnh: Zoological Society of London).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Cá sấu mõm dài (alligator gar)
là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ, sinh sống ở khu vực sông Mississippi và có thể đạt độ dài 2 mét. Số lượng loài này đã sụt giảm nghiêm trọng do ô nhiễm và đánh bắt quá mức để làm món trứng cá muối (caviar). (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Cá heo sông Dương Tử
được cho là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, lần gần đây nhất chúng được phát hiện là vào năm 2016. Ô nhiễm, quá tải giao thông đường thủy và con đập Tam Hiệp khổng lồ được cho là những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của loài này. (Ảnh: National Geographic).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Cá heo sông Mekong (cá nược)
cũng là loài động vật đang bị nguy cấp, hiện chỉ còn khoảng ít hơn 100 cá thể ở khu vực sông Mekong, đoạn chảy qua Campuchia. (Ảnh: WWF).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, thủy quái Mekong bên bờ tuyệt chủng
Theo thống kê, loài rùa mai mềm khổng lồ chỉ còn lại 3 cá thể trên toàn thế giới, trong đó có 2 con ở Trung Quốc và 1 cá thể ở hồ Đồng Mô tại Việt Nam. Loài động vật này có thể sống tới 100 tuổi và cân nặng hơn 100kg. (Ảnh: China Daily).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện báo hoa lông hồng hiếm nhất thế giới ở Nam Phi

Phát hiện báo hoa lông hồng hiếm nhất thế giới ở Nam Phi

Báo hoa mai đột biến lông hồng cực hiếm mải mê xé xác hươu cao cổ trong khu bảo tồn tại Limpopo mà không biết camera đang ghi hình nó.

Đăng ngày: 21/08/2019
Những điều thú vị về cá la hán

Những điều thú vị về cá la hán

Những chú cá La hán nhiều màu sắc cùng với chiếc đầu vô cùng ngộ nghĩnh của mình không chỉ làm cho bể cá cảnh thêm sinh động mà còn đem lại may mắn cho con đường sự nghiệp và công danh của bạn.

Đăng ngày: 20/08/2019
Những giống chó đẹp nhất thế giới

Những giống chó đẹp nhất thế giới

Chó là một giống loài đáng yêu luôn được nhiều gia đình yêu thích và chiều chuộng, nhất là với những bạn trẻ.

Đăng ngày: 20/08/2019
Sóng nhiệt đun nóng nước khiến cá hồi chết la liệt ở Alaska

Sóng nhiệt đun nóng nước khiến cá hồi chết la liệt ở Alaska

Alaska đang trải qua đợt nắng gắt chưa từng thấy trong mùa hè năm nay, khiến cá hồi chết hàng loạt do không chịu nổi nước nóng.

Đăng ngày: 19/08/2019
Loài giun ký sinh biến ốc sên thành

Loài giun ký sinh biến ốc sên thành "thây ma"

Giun dẹp khoang xanh ký sinh trong ốc sên, sau đó điều khiển vật chủ bò ra chỗ thoáng đãng để thu hút các loài chim săn mồi.

Đăng ngày: 18/08/2019
Động vật máu lạnh là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần biết

Động vật máu lạnh là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần biết

Động vật biến nhiệt hay động vật máu lạnh (Endothermic Animal) trong tiếng Hy Lạp từ Endo có nghĩa là “bên trong/ nội sinh“, từ therm là “nhiệt độ“. Endothermic...

Đăng ngày: 17/08/2019
Cặp chim cánh cụt đồng tính được nhận nuôi một quả trứng sau một thời gian dài phải... ấp đá cuội

Cặp chim cánh cụt đồng tính được nhận nuôi một quả trứng sau một thời gian dài phải... ấp đá cuội

Sau những nỗ lực của mình, cặp đôi chim cánh cụt đồng tính này chắc chắn sẽ trở thành những người cha đáng ngưỡng mộ của vườn thú Berlin.

Đăng ngày: 16/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News