Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?

Đi xuống từ sườn núi lửa Roccamonfina ở miền Bắc nước Ý, là những dấu chân người từ lâu đã được coi là dấu chân của quỷ dữ, vì những dấu chân này bắt nguồn từ trên đỉnh của núi lửa bị nóng chảy. Như thế liệu có ai ngoài quỷ dữ có thể đi trên dòng dung nham chảy mà không bị bỏng chân?

Kể từ khi phát hiện ra dấu chân cổ xưa vào cuối thế kỷ 18, người dân địa phương cho rằng những dấu chân là bằng chứng cho thấy quỷ dữ từng nổi lên từ địa ngục thông qua miệng núi lửa đã tắt và đi lang thang trên Trái đất. Đó là lý do mà họ đặt cho nó cái tên Ciampate del Diavolo, tức "Dấu chân của quỷ".

Theo đó, người ta phát hiện những dấu chân hóa thạch và một vài dấu tay rải rác từ các làng Tuoro, Foresta và Piccilli ở Campania, Ý. Những người không tin chúng là dấu tích của quỷ dữ nghĩ rằng chúng là dấu vết của động vật cổ đại. 

Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?
Các chuyên gia tin rằng những dấu vết này còn rõ nét là nhờ dòng chảy nham thạch của núi lửa.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Padua đã khẳng định chúng có nguồn gốc từ con người. Họ xác định đây có khả năng là dấu vết đã có từ khoảng 350.000 năm trước bởi một giống vượn người hai chân. Đây cũng được cho là dấu chân "người" lâu đời nhất bên ngoài châu Phi, cho đến khi "dấu chân Happiburgh" tuổi đời 800.000 năm được tìm thấy ở Anh vào năm 2013.

Dấu chân của con người cổ đại hiếm khi được bảo quản tốt trong môi trường mở. Các chuyên gia tin rằng những dấu vết này còn rõ nét là nhờ dòng chảy nham thạch của núi lửa - thường bao gồm tro, đá bọt và các mảnh đá - sau đó còn được phủ thêm một lớp tro núi lửa nữa. 

Các nhà khoa học của Đại học Padua cũng chứng minh rằng các lớp trầm tích dầy đã chôn vùi các dấu chân. Mãi đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, sự xói mòn đã để lộ các dấu chân và người ta mới phát hiện ra dấu vết này.

Trong số các đặc điểm đáng chú ý của Dấu chân của quỷ, đặc điểm nổi bật nhất là dấu tay thỉnh thoảng được tìm thấy bên cạnh các dấu chân trên mặt vách đá của núi lửa. Điều này cho thấy rằng các dấu vết được tạo ra bởi vượn hình người đứng thẳng nhưng cần phải tự ổn định khi chúng đi xuống con đường nguy hiểm có độ dốc cao. 

Giả thuyết này củng cố bằng các bằng chứng cho thấy người cổ đại đã cẩn thận chọn con đường đi xuống sườn núi. Một số đi theo hình chữ Z, còn một số đi thẳng. Những người này chỉ đi bộ, không chạy.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chủ nhân các dấu vết này là những người vượn hai chân hoàn toàn với dáng đi tự do (có nghĩa là họ đi hoàn toàn bằng chân và chỉ sử dụng cánh tay để hỗ trợ hoặc lấy lại thăng bằng). 

Và rất có thể, những dấu chân này được tạo ra bởi người tiền sử Homo Erectus hoặc Homo Heidelbergensis cuối châu Âu. Với dấu chân dài khoảng 8 inch (khoảng 20cm) và rộng 4 inch (10cm), sải chân trung bình là khoảng 4 feet (1,2 m), các chuyên gia kết luận rằng người tiền sử để lại các dấu chân nói trên chỉ cao khoảng 5 feet (1,5m).

Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn không thể biết và có lẽ cũng không bao giờ biết những gì người tiền sử đã làm trên núi lửa, và làm sao họ có thể đi xuống núi được khi núi lửa đang phun?

Mặc dù Dấu chân của quỷ là dấu chân được bảo tồn lâu đời nhất của chi Homo, nhưng chúng không phải là dấu chân vượn lâu đời nhất; vinh dự đó thuộc về dấu chân Laetoli nổi tiếng ở Tanzania, dấu vết còn lại 3,5 triệu năm trước của tổ tiên loài người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khôi phục lại kỹ thuật luyện sắt đã có cách đây 2000 năm

Khôi phục lại kỹ thuật luyện sắt đã có cách đây 2000 năm

Dựa trên phát hiện khảo cổ học về Triều đại Hán (Trung Quốc), các nhà khảo cổ Trung Quốc, Nhật Bản đã xây dựng một lò đứng và luyện thành công một con lợn sắt.

Đăng ngày: 20/11/2019
Bí mật 3.000 năm chôn giấu trong thanh kiếm cổ bằng đồng

Bí mật 3.000 năm chôn giấu trong thanh kiếm cổ bằng đồng

Một thanh kiếm 3.000 năm tuổi từ thời kỳ đồ đồng đầu tiên được khai quật ở Cộng hòa Séc đang được ca ngợi là một khám phá lớn vì nó ẩn chứa nhiều bí mật của lịch sử.

Đăng ngày: 20/11/2019

"Mũ bảo hiểm" làm từ hộp sọ hàng nghìn năm trước

Hai bộ hài cốt của trẻ sơ sinh vùng Salango được phát hiện đeo hộp sọ của đứa trẻ khác từ 2.100 năm trước.

Đăng ngày: 19/11/2019
Bí mật động trời hài cốt nữ “pháp sư” 7.000 năm tuổi

Bí mật động trời hài cốt nữ “pháp sư” 7.000 năm tuổi

Khi khai quật một ngôi mộ tại Skateholm, Thụy Điển, các chuyên gia tìm thấy hài cốt nữ "pháp sư" có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 19/11/2019
Phát hiện cách khủng long tồn tại với sự khắc nghiệt ở siêu lục địa Gondwana cổ đại

Phát hiện cách khủng long tồn tại với sự khắc nghiệt ở siêu lục địa Gondwana cổ đại

Các nhà khoa học vừa phát hiện một bộ sưu tập lông vũ hóa thạch tuyệt đẹp tiết lộ cách một số loài khủng long giữ ấm trong thời kỳ tồn tại siêu lục địa Gondwana cổ đại ở Nam bán cầu.

Đăng ngày: 19/11/2019
Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Hài cốt nằm ở vách đá sát biển và khó tiếp cận, nhiều khả năng thuộc về những nạn nhân đắm tàu.

Đăng ngày: 18/11/2019
Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Các nhà khoa học công bố phát hiện một ngôi đền cổ thờ phụng thần nước, từng là nơi diễn ra nghi lễ cầu cho đất đai màu mỡ.

Đăng ngày: 17/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News