“Dấu chân” lạ kỳ dưới biển sâu

Những dấu vết khổng lồ nói trên do robot lặn đại dương phát hiện, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu đáy biển của Trung tâm Hải dương học quốc gia (NOC) ở Southampton (Anh).

Tổng cộng có hơn 3.500 vết lõm, một số vết lõm có chiều dài tới 2,5m và sâu 0,33m. Các dấu vết ở rất sâu dưới biển (độ sâu tới 4.258m). Ở độ sâu đó, không sinh vật nào có thể để lại dấu vết như vậy; mặc dù có quan điểm cho rằng, nhận định này có thể không đúng.

“Dấu chân” lạ kỳ dưới biển sâu
Những dấu vết này không có liên quan gì đến các hoạt động khai thác hay nghiên cứu khoa học.

Lúc ban đầu, những “dấu chân” khiến các nhà khoa học rất bối rối. Những dấu vết này không có liên quan gì đến các hoạt động khai thác hay nghiên cứu khoa học. Cá hoặc những động vật biển sâu khác cũng không thể tạo ra những dấu vết với kích thước quá lớn như vậy. Các nhà khoa học cũng cho rằng, các dấu vết này không phải là kết quả của những quá trình địa chất như rò rỉ khí hoặc dầu mỏ.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng những dấu vết có thể là kết quả hoạt động của cá voi khi chúng lặn rất sâu dưới biển. Tuy nhiên, cũng cần nhớ là nếu các dấu vết này đúng là do cá voi gây ra thì độ sâu tối đa mà cá voi phải lặn xuống tăng thêm hơn 1.000m so với giả định.

Những cá voi tầng sâu là những động vật có vú ở biển ít được biết đến nhất. Chúng thật sự là những “thợ lặn chuyên nghiệp” dưới biển sâu. Chúng chỉ ngoi lên mặt nước trong thời gian rất ngắn để lấy dưỡng khí.

Tại những vùng nước nông (thềm lục địa), một số loài cá voi lợi dụng đáy biển để loại bỏ phần da chết trên cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ tại sao cá voi lại để lại những dấu vết lớn ở dưới biển sâu.

Tất nhiên, còn có thể giả định là không phải cá voi để lại những dấu vết này. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là nếu như cá voi không tạo ra những dấu vết bí ẩn đó, thì “thủ phạm” là ai?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem nhím biển lộn ngược từ trong ra ngoài để… tái sinh

Xem nhím biển lộn ngược từ trong ra ngoài để… tái sinh

Bên cạnh hình dạng kì cục, cách sinh sản và phát triển của loài nhím biển cũng hết sức đặc biệt, bởi chúng sở hữu tuyệt kĩ “lộn ngược từ trong ra ngoài để tái sinh”.

Đăng ngày: 13/11/2019
Xem bạch tuộc hóa trang tài tình thành con sò để lừa bắt cua

Xem bạch tuộc hóa trang tài tình thành con sò để lừa bắt cua

Cùng xem cách bạch tuộc dừa – sinh vật không xương sống thông minh bậc nhất – ngụy trang thành con sò để lừa bắt cua một cách tài tình.

Đăng ngày: 13/11/2019
Loài cá kỳ dị có mỏ giống chim, hậu môn nằm ở... cổ họng

Loài cá kỳ dị có mỏ giống chim, hậu môn nằm ở... cổ họng

Cá chình mỏ dẽ mảnh là một trong những loài cá kỳ dị trong thế giới động vật khi sở hữu cái mỏ giống chim và hậu môn... nằm ở cổ họng. Loài này có tuổi thọ khoảng 10 năm.

Đăng ngày: 12/11/2019
Mực khổng lồ rình rập phương tiện điều khiển từ xa

Mực khổng lồ rình rập phương tiện điều khiển từ xa

Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) chia sẻ ảnh chụp phương tiện điều khiển từ xa, Deep Discoverer, bị một con mực khổng lồ theo dõi.

Đăng ngày: 07/11/2019
Xem ốc Cối tung đòn tấn công 1/5000 giây rồi nuốt sống cả con cá

Xem ốc Cối tung đòn tấn công 1/5000 giây rồi nuốt sống cả con cá

Dám chắc bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng, một thành viên thuộc gia đình nhà ốc lại sở hữu đòn tấn công với tốc độ tương đương viên đạn rời khỏi khỏi họng súng, và cũng gần như là nhanh nhất trong thế giới động vật.

Đăng ngày: 06/11/2019
Cá nhà táng chết trên bờ biển Anh với một tấm nhựa trong dạ dày

Cá nhà táng chết trên bờ biển Anh với một tấm nhựa trong dạ dày

Một con cá nhà táng, loài cá voi lớn nhất vừa phát hiện bị chết và trôi dạt một bãi biển ở xứ Wales, Anh. Khám nghiệm tử thi cho thấy trong bụng nó có tấm nhựa và nhiều rác biển khác.

Đăng ngày: 04/11/2019
Hầu hết các khu vực biển quan trọng không được bảo tồn

Hầu hết các khu vực biển quan trọng không được bảo tồn

Đối với đa dạng sinh học biển, một số khu vực của đại dương quan trọng hơn các khu vực khác.

Đăng ngày: 30/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News