Dấu chân sớm nhất của động vật

Dấu vết hóa thạch của một loài vật sống dưới nước cho thấy động vật đi lại bằng chân sớm hơn ít nhất 30 triệu năm những gì được dự đoán. Dấu vết được tìm thấy – 2 đường song song gồm những chấm nhỏ có đường kính khoảng 2 milimet – có niên đại từ 570 triệu năm trước vào kỷ Ediacaran.

Kỷ Ediacaran nằm ngay trước kỷ Cambri, thời kỳ mà hầu hết các nhóm động vất chính bắt đầu tiến hóa.

Các nhà khoa học từng cho rằng đó là vi khuẩn hoặc động vật đa bào đơn giản tồn tại trước kỷ Cambri, nhưng suy nghĩ đó đang thay đổi, Loren Babcock, giáo sư khoa học trái đất tại Đại học bang Ohio, giải thích.

Ông cho biết: “Chúng ta luôn hướng về khả năng của những động vật phức tạp hơn trong kỷ Ediacaran – san hồ mềm, động vật chân đốt, và sán dẹp – tuy nhiên những bằng chứng được tìm thấy vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục. Những nếu bạn tìm bằng chứng như của chúng tôi về động vật di chuyển bằng chân, khả năng nói trên là rất có cơ sở”.

Soo-Yeun Ahn, nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại Đại học bang Ohio, đã trình bày phát hiện tại cuộc học của Hiệp hội địa chất Hoa Kỳ tại Houston. Các đồng tác giả bao gồm Margaret Rees thuộc Đại học Nevada, Las Vegas, và J. Stewart Hollingsworth thuộc Học viện nghiên cứu Cambrian.

Babcok đang nghiên cứu đá tại vùng núi gần Goldfield, Nevada cùng với Hollingsworth năm 2000 khi ôm tìm thấy dấu vết trên.

“Đây thực sự là một phát hiện ngẫu nhiên. Chúng tôi một lớp đất trồi lên có vẻ như nằm giữa ranh giới tiền Cambri và Cambri, vì vậy chúng tôi dừng lại xem xét. Chúng tôi ngồi xuống và bắt đầu lật những hòn đá lên. Chỉ trong vòng gần một giờ đồng hồ thì tôi tìm thấy dấu vết đó”. 

Dấu chân sớm nhất của động vật

Dấu vết của một trong những loài động vật sớm nhất, sinh vật nhiều chân đi trên đáy biển của một vùng biển cổ đại từng che phủ Nevada. Loài vật này để lại hai đường dấu vết song song bao gồm những chấm nhỏ và tròn trong lớp bùn mà sau này trở thành đá. (Ảnh: Kevin Fitzsimons, Đại học bang Ohio State).

Sinh vật chỉ bước nhẹ lên lớp trầm tích biển, vì chân của nó chỉ để lại dấu vết rất nông lên vị trí đã từng là đáy biển. Tuy nhiên khi Babcok lật hòn đá chứa dấu vết quan trọng đó, ánh mặt trời ở góc độ thấp khiến những chấm trên hòn đã hiện lên rất rõ nét. Ông cho rằng dấu vết đó là của một loài chân đốt, trông giống như một con rết, hoặc một loài giun di chuyển bằng chân.

Ông không thể chắc chắn về độ dài của sinh vật, hoặc số lượng chân của nó. Tuy nhiên từ dấu vết, ông đoán rằng cơ thể của sinh vật rộng hàng centimet với nhiều chân mảnh.

Năm 2002, các nhà nghiên cứu khác đã báo cáo về một dấu vết hóa thạch tương tự từ Canada có niên đại giữa kỷ Cambri, khoảng 520 triệu năm trước. Một dấu vết khác được tìm thấy tại phía Nam Trung Quốc có niên đại 540 triệu năm trước.

Với niên đại 570 triệu năm trước, hóa thạch mới này không chỉ cung cấp chỉ dấu về động vật di chuyển bằng chân sớm nhất trên thế giới, mà đồng thời cho thấy những động vật phức tạp xuất hiện tren trái đất trước kỷ Cambri.

Không có nhiều hóa thạch lớn tồn tại từ thời kỳ đó vì cơ thể sinh vật thân mềm thường không được bảo toàn lâu dài.

Babcock là chuyên gia về “bảo tồn đặc biệt” – những điều kiện hóa học, vật lý và sinh học đặc biệt cho phép động vật thân mềm có thể hóa thạch. Biết cách tìm kiếm ghi chép địa chất học, ông đã khám phá ra nhiều hóa thạch kỳ lạ, từ động vật da gai tại Nevada đến vi khuẩn ăn lưu huỳnh tại Nam Cực.

Vùng biển nông bao phủ phía Đông Nevada 570 triệu năm trước là một ví trí thích hợp cho những quá trình bảo tồn khác thường. Bề mặt trầm tích có thể gắn liền với thảm vi khuẩn – một lớp gắn liền giữa vi khuẩn và trầm tích. Dấu vết của sinh vật có thể dễ dàng được lưu lại khi nó dẫm chân lên lớp trầm tích.

Babcok cho biết ông không hoàn toàn chắc chắn 100% rằng hóa thách được do một loài chân đốt giống như rết hoặc một loài giun di chuyển bằng chân tạo ra. Một hóa thạch của chính bản thân động vật có thể đem lại khái niệm rõ ràng hơn. Ông sẽ tiếp tục tìm kiếm tại Nevada, tuy nhiên đó không phải là địa điểm tiềm năng duy nhất. Những hóa thạch tương tự có thể tìm thấy tại vùng Biển Trắng thuộc Nga, phía Nam châu Úc, Newfoundland hoặc Namibia, nơi hóa thạch của sinh vật kỷ Ediacaran đã từng được phát hiện.

Babcok phát biểu về phát hiện: “Tôi cho rằng sẽ có rất nhiều nghi ngờ. Tuy nhiên tôi nghĩ nó sẽ tạo ra mức độ quan tâm nhất định. Một số người rất có thể sẽ xem xét kỹ hơn những hòn đá họ tìm thấy. Đôi khi đó chỉ là vấn đề suy nghĩ khác biệt về cùng một mẫu vật”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News