Dấu hiệu sinh tồn của Trái đất hiện tệ nhất trong lịch sử loài người?

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cảnh báo chúng ta về hậu quả của biến đổi khí hậu do hoạt động từ con người gây ra. Thế giới vừa chứng kiến một loạt kỷ lục liên quan đến thời tiết bị phá vỡ.

Ngày 24/10, một số nhà nghiên cứu chỉ ra trong một báo cáo đăng trên tạp chí Bioscience, Trái đất ngày càng trở nên tồi tệ hơn.


Trái đất ngày càng tổn thương do biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa: Science et vie).

Trong số 35 dấu hiệu quan trọng của hành tinh, họ sử dụng để theo dõi cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra, có 20 dấu hiệu ở mức cực đoan. Mùa hè vừa qua, trên khắp thế giới đã chứng kiến một loạt kỷ lục liên quan đến khí hậu bị phá vỡ.

Nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ 

Nhiệt độ không khí toàn cầu, nhiệt độ đại dương và lượng băng biển ở Nam Cực tan đều vượt quá kỷ lục trước đó.

Cụ thể, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào ngày 7/7 là 17,24 độ C, cao hơn 0,3 độ C so với kỷ lục trước đó là 16,94 độ C, ghi nhận vào tháng 8/2016.

Vào ngày 8/8, chương trình Trung tâm Quan sát Trái đất châu Âu (Copernicus), xác nhận rằng tháng 7 là tháng nóng nhất từng được ghi nhận, kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Các nhà khoa học cảnh báo: "Chúng ta đang phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt chưa từng có". 

Một loạt vụ cháy rừng bất thường ở Canada trong mùa hè đã tạo ra lượng khí thải carbon dioxide lớn. Tổng cộng lượng khí thải này là 1 tỷ tấn, tương đương với tổng sản lượng hàng năm của Nhật Bản, quốc gia gây ô nhiễm lớn thứ năm trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu đưa ra lời kêu gọi điều chỉnh quỹ đạo hiện tại, biến đổi khí hậu đang trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết.

Thế giới cần chuyển đổi sang một nền kinh tế toàn cầu tập trung vào phúc lợi con người, giảm lượng phát thải khí CO2 vào môi trường, song song với nó là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng.

Nhóm nghiên cứu, nhớ lại 10% nguồn phát thải lớn nhất chịu trách nhiệm cho gần 50% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2019.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất