Dầu loang tấn công bờ biển đảo du lịch Thái Lan
Hôm 29/7, khoảng 50.000 lít dầu loang đã trôi dạt vào bờ biển Ao Phrao của đảo du lịch Ko Samet nổi tiếng tại Thái Lan, khiến nhiều du khách phải rời bỏ hòn đảo này.
Theo Hãng tin AFP, các quan chức Công viên quốc gia Khao Laem Ya, bao gồm đảo Ko Samet, cho biết dòng dầu loang che phủ 300m mặt biển. Hiện tại, hàng trăm lính hải quân Thái Lan, nhân viên Công viên quốc gia, người dân địa phương… đang nỗ lực vớt dầu loang.
Dầu loang tấn công bờ biển đảo Ko Samet - (Ảnh: The Nation)
Hàng loạt du khách chọn đảo Ao Phrao làm nơi nghỉ dưỡng đã quyết định trả phòng khách sạn để trở về thủ đô Bangkok. Đây là địa điểm du lịch được rất nhiều người Bangkok yêu thích. “Dầu loang liếm vào cả bãi biển. Các khách du lịch đang lục tục trả phòng” - một nhân viên khu nghỉ dưỡng Ao Phrao Resort cho biết.
Lượng dầu loang này xuất phát từ một đường ống rò rỉ của Hãng dầu khí PTT Global Chemical. Đây là công ty con của Tập đoàn dầu khí nhà nước Thái Lan PTT. Mới đây PTT Global Chemical cho biết đã triển khai 10 tàu để làm sạch dòng dầu loang.
Cũng trong ngày, Tổ chức Hòa bình xanh đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ Thái Lan chấm dứt khoan dầu trên vịnh Thái Lan sau vụ rò rỉ quy mô lớn này. “Vịnh Thái Lan, nguồn cung cấp thực phẩm cho đất nước, đang bị dầu loang đe dọa do hàng trăm giàn khoan dầu hoạt động tại đây” - Tổ chức Hòa bình xanh khẳng định.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
