Đầu mối về sự sống ngoài hành tinh tại Nam Cực?
Mới đây, đội thám hiểm Nga đã vượt qua 12,365feet băng tại Nam cực trước khi khám phá ra một hồ nước ngọt bị chôn vùi sâu dưới lớp băng dày. Xem xét những sự tương đồng giữa hồ ngầm Vostok và lớp vỏ cứng đóng băng của sao Mộc và sao Thổ, các nhà khoa học đang đưa ra những giả thuyết về đầu mối của sự sống ngoài hành tinh.
Những nhà nghiên cứu không hi vọng mẫu nước từ hồ Vostok sẽ chứa sự sống ngoài hành tinh, mặc dù bất cứ sự sống nào chứa trong đó sẽ là một con đường tiến hóa hoàn toàn khác với những gì đã xuất hiện trên trái đất. Nguyên nhân là bởi vì hồ Vostok là hồ dưới băng sâu nhất và bị cô lập hoàn toàn, bị chia cắt khỏi bầu không khí khoảng 14 triệu năm. Dale Andersen – nhà sinh vật học vũ trụ cho biết. Nếu họ tìm thấy sự sống ở đó thì nó sẽ giống như sự sống ở Trái đất phát triển dựa trên cùng một cấu trúc DNA. nhưng có sự tiến hóa khác nhau. Giá trị của nó sẽ giúp chúng ta khám phá những môi trường mới tốt hơn.
Các nhà khoa học nghi ngờ nước hồ Vostok vào khoảng 1 triệu năm tuổi và được bão hòa với oxy và các khi khác, sự sống có thể tồn tại ở đây chỉ có thể là các loài vi khuẩn và các vi sinh vật đơn bào. “Bởi vì môi trường trong hồ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự sống nên rất có khả năng sự sống nằm trong các tảng băng” – nhà nghiên cứu Dale Andersen cho biết.
Hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa thể tiếp cận hoàn toàn với các mẫu nghiệm tại hồ Vostok và công cuộc nghiên cứu vẫn đang trong quá trình triển khai, thực nghiệm.