Dấu vết còn lại của tên cướp biển khét tiếng thế giới
Ngày 3/3 báo "Hải quân" của Nga đưa tin, mới đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 6 khẩu pháo cổ ở cửa sông Chagres ở Panama. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các khẩu pháo này có thể là của tên cướp biển nổi tiếng Henry Morgan.
Nhật báo The Guardian cho biết, các khẩu được phát hiện ở nơi chiến hạm Satisfaction bị đắm năm 1671. Theo sử sách, Henry Morgan là một người đàn ông lỳ lợm, tàn bạo và liều lĩnh, chống lại những kẻ thù của nước Anh trong vòng 40 năm, và trở thành một người rất giàu có trong khoảng thời gian phiêu lưu trên biển của mình.
6 khẩu pháo cổ của chiến hạm Satisfaction. (Ảnh: Dailymail)
Cửa sông Chagres ở Panama. (Ảnh: Dailymail)
Chiến tích lẫy lừng nhất của Morgan là vào cuối những năm 1670, khi ông chỉ huy 1700 tên cướp biển ngược dòng sông Chagres, sau đó xuyên qua rừng rậm Trung Mỹ để tấn công và chiếm giữ thành phố Panama được coi là "bất khả xâm phạm" lúc bấy giờ. Người của Morgan thiêu rụi thành phố và dân chúng ở đây hoặc là bị giết, hoặc buộc phải bỏ nhà bỏ cửa mà chạy.
Cướp biển khét tiếng Henry Morgan. (Ảnh: Dailymail)
Henry Morgan - một người xứ Wales, là một trong số những thuyền thưởng cướp biển gây ra nhiều thiệt hại nhất trong thế kỷ 17. Mặc dù Morgan luôn tự coi mình là một người chỉ huy tàu truy lùng hơn là một tên cướp biển, nhưng cái cách "hành xử" của ông ta không có được lý do hợp pháp và bị coi là hoạt động cướp biển.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
