Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”

Để hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”, một nhà khoa học đã dùng chính cơ thể mình làm vật thí nghiệm và chịu hơn 1000 vết cắn từ 150 loại côn trùng khác nhau.

Loại côn trùng nào đốt đau nhất? Đây thực sự là một nghiên cứu bài bản được thực hiện bởi nhà khoa học Justin Schmidt, đến từ Viện Sinh học Southwestern (Arizona, Mỹ). Điều đáng nói ở đây là để có được kết quả chân thực và chính xác nhất, chuyên gia này đã “hiến thân” cho khoa học, khi tự cho các loài côn trùng đốt mình, rồi từ đó xếp loại cấp độ đau, cũng như miêu tả cảm giác đau theo cách mà ông cảm nhận.

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Nhà khoa học Justin Schmidt.

Sau hàng ngàn lần bị đốt bởi 150 loại côn trùng khác nhau như: ong, kiến, ong bắp cày, muỗi… cuối cùng Justin đã đúc kết được một “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”. Được biết, Thang đo này phân làm 5 cấp từ “0” – không gây đau đớn cho đến “4” – đau đến mức không chịu nổi.

Công trình nghiên cứu của Justin Schmidt thực sự là một tài liệu tham khảo cực kỳ có giá trị về côn trùng học, bởi không phải ai cũng dám lấy chính bản thân mình ra làm vật thí nghiệm, chịu rất nhiều đau đớn để có một kết quả chính xác và chi tiết đến vậy. Bên cạnh giá trị về mặt nghiên cứu, Thang đo còn là “cẩm nang sinh tồn” cho mọi người biết được mức độ nguy hiểm của các loài côn trùng mà mình gặp phải, từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp.

Dưới đây, hãy cùng điểm qua cú đốt của một vài loài côn trùng điển hình và quen thuộc trong Thang đo của Justin:

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Cú đốt của loài kiến lửa mà chúng ta thường gặp được xếp vào cấp độ 1
. Theo miêu tả, việc bị kiến đốt sẽ mang lại cảm giác như một cú giật điện: bất ngờ và đau nhói nhưng lại không kéo dài.

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Chúng ta thường nghĩ bị ong châm đã là rất đau nhưng trong Thang đo của Justin, nó chỉ mới dừng lại ở cấp độ 2. Theo mô tả, sau khi bị ong mật đốt, nạn nhân sẽ cảm thấy nóng ran tại vết thương và làn da như bị ăn mòn dần. Cảm giác này tương tự như bị đốt bởi một que diêm hay dính phải acid. Bên cạnh đó, cú đốt do ong gây ra sẽ ngày một đau hơn thay vì chỉ chớp nhoáng như đòn tấn công của loài kiến.

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Kiến gặt đập đỏ
là một loài thuộc chi Pogonomyrmex và thường sinh sống ở châu Mỹ. Vết cắn của loài kiến này đáng sợ hơn rất nhiều so với kiến lửa, bởi nó gây ra cảm giác đau như dùng một mũi khoan khoét vào da thịt của mình vậy.

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Ở cấp độ 4, chúng ta có một đại diện của họ nhà ong chính là ong bắp cày.
“Chỉ kéo dài vài phút nhưng lại cực kỳ đau đớn, đau dữ dội và như bị giật bởi dòng điện mạnh do vô tình làm rơi máy sấy tóc đang chạy vào trong bồn tắm”, chính là những mô tả về đòn tấn công của loài côn trùng này!

Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Theo trải nghiệm của Justin, trên tất thảy mọi loại côn trùng, kiến đầu đạn xứng đáng đứng ở ngôi vương với cú đốt đau nhất. Mặc dù cũng được xếp ở cấp độ 4 như ong bắp cày và một số loài khác, nhưng vết đốt của kiến đầu đạn mang lại cảm giác đau vượt trội hơn hẳn. Cụ thể sau khi bị tấn công, nạn nhân sẽ ngay lập tức cảm nhận cơn đau buốt, nhức nhối một cách đáng sợ. “cảm giác không khác gì đang đi trên những viên than cháy đỏ, trong khi chân bạn bị găm những chiếc đinh dài 3 inch ở gót”, chính là nhận định của nhà côn trùng học về cú đốt của loài kiến đáng sợ này. Chưa dừng lại ở đó, điều khiến kiến đầu đạn luôn giữ vững ngôi vị quán quân chính là cơn đau do nó gây ra thậm chí còn kéo dài 12- 24 tiếng. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuyến trùng có vai trò đặc biệt gì mà nữ tiến sĩ Việt dành cả thập kỉ để giải mã?

Tuyến trùng có vai trò đặc biệt gì mà nữ tiến sĩ Việt dành cả thập kỉ để giải mã?

Dành 10 năm thu thập mẫu vật, nghiên cứu về tuyến trùng của TS Nguyễn Thị Ánh Dương và các cộng sự đã được đăng tải trên Tạp chí Nature uy tín.

Đăng ngày: 27/08/2019
Cây tuế lần đầu sinh sản sau 60 triệu năm ở Anh

Cây tuế lần đầu sinh sản sau 60 triệu năm ở Anh

Hai cây tuế "hóa thạch sống" mọc nón đực và nón cái ở vườn bách thảo Ventnor trên đảo Wight, gây bất ngờ cho các nhà thực vật học.

Đăng ngày: 26/08/2019
Kỳ lạ hoa đào nở khi chớm thu

Kỳ lạ hoa đào nở khi chớm thu

Không chỉ đào, mà rất nhiều cây trồng khác ra hoa, quả trái vụ cho thấy thời tiết, khí hậu đang biến đổi ngày càng rõ rệt.

Đăng ngày: 23/08/2019
Nhện ngày càng hung dữ hơn vì biến đổi khí hậu

Nhện ngày càng hung dữ hơn vì biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu không chỉ khiến cho cuộc sống của con người trở nên khó khăn mà còn ảnh hưởng đến bản tính loài nhện.

Đăng ngày: 22/08/2019
Vi sinh vật tìm thấy ở Kamchatka giúp điều trị khối u

Vi sinh vật tìm thấy ở Kamchatka giúp điều trị khối u

Ở Kamchatka của Nga, các nhà khoa học đang nghiên cứu vi khuẩn cổ ưa nhiệt có thể được sử dụng để điều trị khối u.

Đăng ngày: 21/08/2019
Loài cây kì lạ có khả năng… bắn hạt giống bằng lực của một khẩu súng thế kỷ 19

Loài cây kì lạ có khả năng… bắn hạt giống bằng lực của một khẩu súng thế kỷ 19

Loài cây Hamamelis Mollis đến từ Trung Quốc mới được các nhà khoa học phát hiện có khả năng nhân giống một cách kì lạ.

Đăng ngày: 20/08/2019
New Zealand cảnh báo về

New Zealand cảnh báo về "thần dược Viagra tự nhiên" bán ở Trung Quốc

Một loài địa y đô thị phổ biến ở New Zealand đang được quảng bá như "thần dược" tự nhiên thay thế Viagra nhưng nó có thể mang lại tác dụng không như ý.

Đăng ngày: 19/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News