Đế chế Hồi giáo vỡ mộng bành trướng phương Tây vì người Pháp

Đối đầu với đội quân Hồi giáo hung hãn đông hơn gấp ba lần, người Pháp vẫn giành chiến thắng thuyết phục, khiến đối phương buộc phải từ bỏ mưu đồ bành trướng về phía tây.

Người Pháp chặn đứng con đường mở rộng lãnh thổ của quân Hồi giáo

Năm 732, sau sự suy tàn của La Mã, đế chế Hồi giáo do nhà Umayyad cai trị ngày càng lớn mạnh. Hình thành trên sa mạc Arab từ trước đó một thế kỷ, quân Hồi giáo chinh phục Bắc Phi, Tây Ban Nha, vùng Caucasus và Trung Đông với tốc độ chớp nhoáng. Những chiến binh sa mạc hung hãn, mạnh mẽ và đầy quyết tâm tràn qua cướp bóc các đế quốc cổ đại Tây La Mã, Đông La Mã và Ba Tư.

Khi quân đội của vương triều Umayyad bành trướng từ bán đảo Iberia ở cực tây nam châu Âu đến miền nam và miền trung nước Pháp ngày nay, họ phải tìm cách chinh phục vùng đất theo đạo Thiên Chúa ở Tây Âu. Nếu đạt được điều này, đế chế Hồi giáo có thể nắm giữ quyền lực kinh tế và quân sự sánh ngang với nước Mỹ hiện đại.

Tuy nhiên, quân Hồi giáo không hề tính đến sự hiện diện của Frank, một dân tộc nói tiếng Đức tranh thủ thời điểm đế chế La Mã sụp đổ để định cư ở Pháp và Bỉ. Chính những người Frank đã ngăn cản sự bành trướng thế lực của đế chế Hồi giáo trong trận chiến ở Tours, một thành phố thuộc trung tâm nước Pháp ngày nay.

Đế chế Hồi giáo vỡ mộng bành trướng phương Tây vì người Pháp
Quân Hồi giáo thất bại thảm họa trong trận chiến ở Tours. (Ảnh: Wikimedia).

Theo The National Interest, Abdul Rahman al-Ghafiqi, thống đốc cai quản Tây Ban Nha, dẫn đầu 80.000 quân tiến vào miền nam nước Pháp với mục đích mở rộng lãnh thổ của đế chế Hồi giáo và cướp bóc vùng Gaul trù phú.

Quân Hồi giáo bao gồm đội kỵ binh (người Arab và Berber) chuyên chiến đấu trên lưng ngựa, dựa vào lòng dũng cảm và sùng đạo để bù lại sự thiếu thốn về áo giáp và cung nỏ. Thay vào đó, đội kỵ binh đánh trận bằng đại đao và thương giáo. Phương pháp chiến đấu của họ là dùng đông đảo kỵ binh để phủ đầu quân địch. Chiến thuật này đã giúp họ tiến xa hàng nghìn km và đánh bại hàng chục kẻ thù. Nhưng điểm yếu của họ là tấn công thục mạng, không được huấn luyện bài bản cũng như không có khái niệm phòng thủ.

Nghênh đón quân Hồi giáo ở gần Tours là đội quân gồm 30.000 người Pháp do Charles Martel chỉ huy. Lối chiến đấu của người Frank hoàn toàn tương phản với kẻ thù của họ. Người Frank là những bộ binh dày dạn kinh nghiệm, mũ giáp đầy đủ và sử dụng chủ yếu vũ khí như kiếm và rìu.

Trong trận đối đầu, chiến thuật đánh trên lưng ngựa của quân Hồi giáo không phát huy tác dụng. Quân Hồi giáo liên tục áp sát đối phương, nhưng người Frank phòng thủ rất chặt chẽ trước đội kỵ binh trang bị sơ sài. Nỗi lo bảo vệ của cải cướp bóc giấu trong lều cũng góp phần thôi thúc quân Hồi giáo rút lui. Sau khi nghe báo động quân đối phương đang đến cướp lều, vài cánh kỵ binh Hồi giáo vội phi ngựa trở về để bảo vệ khu lều.

Thất bại nặng nề, quân Hồi giáo buộc phải trở về nước với giấc mơ dang dở. Mưu đồ bành trướng về phía tây của đế chế Hồi giáo cũng dừng lại ở đó. Nếu trận chiến ở Tours cho kết quả ngược lại, rất có thể đế chế Hồi giáo sẽ thống trị thế giới phương Tây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lịch sử ra đời của World Cup

Lịch sử ra đời của World Cup

Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930, và chỉ bị gián đoạn 2 lần vào các năm 1942 và 1946 do chiến tranh thế giới thứ hai.

Đăng ngày: 13/06/2018
Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?

Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?

Sự thật về 18 đời Vua Hùng đến nay vẫn còn là ẩn số đối với lịch sử Việt Nam, cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để thống nhất.

Đăng ngày: 12/05/2018
48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam

48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam

Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí "vừa thanh thản vừa sợ hãi" khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn.

Đăng ngày: 30/04/2018
Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống có từ lâu đời của dân tộc ta. Ai là người đã quyết định lấy 10/3 là ngày giỗ tổ của người Việt?

Đăng ngày: 25/04/2018
Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5

Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5

Ngoài 30/4 là ngày lễ lớn ở Việt Nam thì sau năm 1886 cả thể giới có thêm ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động và ngày 1/5 cũng là lễ lớn ớ Việt Nam sau này.

Đăng ngày: 19/04/2018
10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ bao la. Ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba được cả thế giới biết đến nhưng cuộc đời ông còn không ít những bí ẩn chưa lời giải đáp. Cùng tìm hiểu về những sự thật bất ngờ về vị Khả hãn Mông Cổ tài ba nhưng khét tiếng tàn bạo này.

Đăng ngày: 30/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News