Đề xuất không gắn thiết bị theo dõi Rùa hồ Gươm

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hôm qua có báo cáo gửi lên thành phố về giải pháp bảo đảm môi trường sống của Rùa hồ Gươm, trong đó đề xuất không gắn thiết bị điện tử cho Rùa.

>> Tranh cãi về việc gắn thiết bị theo dõi cụ Rùa
>> Cụ Rùa sẽ được gắn thiết bị định vị trước khi thả về hồ Gươm

Theo đó, nếu cần xác định vị trí Rùa và hỗ trợ công tác bắt Rùa phục vụ chữa trị hoặc kiểm tra sau này sẽ dẫn dắt và cách ly theo phương pháp đã làm. Trong thời gian một cụ Rùa đang được chữa trị, nếu cần xem có bao nhiêu Rùa dưới hồ, Sở cho rằng có thể thực hiện thông qua việc quan sát bằng mắt thường và chụp ảnh.

"Khi lắp đặt thiết bị theo dõi, cần phải khoan vào phần sụn phía cuối mai Rùa hoặc buộc đai quanh cơ thể dễ khiến Rùa bị mắc kẹt hoặc chết đuối khi đai vướng vào rễ cây quanh hồ", tiến sĩ Lê Xuân Rao, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội nói.


Rùa hồ Gươm đã lành vết thương (ảnh do Phó giáo sư Hà Đình Đức cung cấp).

Sở cũng đề xuất thành phố nên đưa Rùa trở lại môi trường tự nhiên càng sớm càng tốt để Rùa không mất bản năng tự nhiên. Theo tiến sĩ Rao, nếu sức khỏe cụ Rùa tốt, trong khi hồ chưa cải tạo xong, có thể nạo vét bùn và xử lý nước hồ cục bộ ở gần Tháp Rùa và tạm thời đưa rùa trở lại khu vực này để tiện chăm sóc cho đến khi hoàn thành nạo vét bùn và xử lý nước hồ.

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng đề nghị thả một số loài cá như trôi, chép, mè trắng, mè hoa... để bổ sung thức ăn cho Rùa.

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tiếp tục thực hiện thí điểm hút bùn hồ Gươm bằng công nghệ của Đức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News