Đến 2050, biến đổi khí hậu sẽ khiến nửa triệu người chết vì đói
Theo các chuyên gia, sự biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều hệ lụy kinh hoàng, trong đó là việc khiến hơn nửa triệu người chết vì đói.
Các chuyên gia mới đây đã đưa ra đánh giá về mối liên quan, sự tác động của biến đổi khí hậu với sản lượng lương thực toàn cầu.
Theo đó, đến năm 2050, sự biến đổi khí hậu có thể khiến cho hơn nửa triệu người tử vong. Và nếu khí thải nhà kính tiếp tục gia tăng như hiện tại thì mức tăng trưởng với thực phẩm sẵn có sẽ bị cắt giảm khoảng 1/2.
Sự ấm lên toàn cầu hiện nay đang gây nhiều khó khăn và có thể dẫn đến tình trạng bất khả kháng.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, tính đến 2015, khoảng 800 triệu người trên thế giới đang bị suy dinh dưỡng, đồng nghĩa với việc họ không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn tối thiểu hàng ngày.
Với tình hình dân số toàn cầu có thể sẽ tăng từ 7 tỷ lên đến 9 tỷ người vào năm 2050, sản lượng lương thực theo đó sẽ phải tăng thậm chí còn phải nhanh hơn tốc độ tăng dân số để tất cả mọi người trên thế giới đều được đủ ăn.
Sự tác động của biến đổi khí hậu với sản lượng lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, sự ấm lên toàn cầu hiện nay đang gây nhiều khó khăn và có thể dẫn đến tình trạng bất khả kháng.
Đứng đầu nghiên cứu - tiến sĩ Marco Springmann tại ĐH Oxford chia sẻ: "Dù lượng thực phẩm chỉ giảm nhẹ cũng có thể dẫn đến những thay đổi về mặt năng lượng và thành phần trong chế độ ăn. Những thay đổi này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người".
Đơn cử, tỷ lệ các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn sẽ giảm khoảng 4%, lượng thực phẩm sẵn có trung bình sẽ giảm 3,2% mỗi người, tương đương giảm 99 calo mỗi ngày.
Những nước có thu nhập thấp và trung bình có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với gần 3/4 tất cả các ca tử vong liên quan đến khí hậu dự kiến sẽ xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra tác động tiêu cực rất đáng kể.
Tiến sĩ Springmann nói thêm: "Biến đổi khí hậu có thể gây ra tác động tiêu cực rất đáng kể đối với tỷ lệ tử vong trong tương lai, thậm chí theo những kịch bản lạc quan nhất".
Bởi vậy các chuyên gia kêu gọi mọi người chung tay giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường để kìm hãm tình trạng nóng lên toàn cầu. Qua đó ngăn chặn được khoảng 1,9 triệu người tử vong mỗi năm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học The Lancet.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
