Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

Năm 2008, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc Unesco đã công nhận Đền Preah Vihear, Campuchia là Di sản văn hóa thế giới.

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia
Toàn cảnh đền Preah Vihear nhìn từ trên cao

Prasat Preah Vihear là một ngôi đền nằm trên chỏm núi thuộc Dângrêk ở Campuchia gần biên giới Thái Lan. Ngôi đền được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó tọa lạc.

Theo lịch sử ghi lại ngôi đền đầu tiên được dùng để thờ thần Shiva vào khoảng thế kỷ thứ 9. Những phần còn sót lại có niên đại thời KohKer vào thế kỷ 10 nhưng phần lớn ngôi đền được lập dưới thời các vua Suryavarman I và Suryavarman II trong các nửa đầu thế kỷ 11 và 12.

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

Kiến trúc đền với điêu khắc trên đá sa thạch cực kỳ tinh xảo. Trước đây phần khu vực xung quanh đền có nhiều tháp cao nhưng hiện nay phần lớn các kiến trúc đèn tháp phụ xung quanh đền đều bị đổ nát nghiêm trọng. Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục Bắc Nam dài 800 m, bao gồm một bờ đường đắp cao, còn những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ phía Nam (cao 120 m so với khu Bắc và 525m so với đồng bằng Campuchia). Mặc dù cấu trúc này không giống với những ngôi đền trên các núi khác của Campuchia được tìm thấy ở Angkok, nhưng ngôi đền này cũng có cùng mục đích thờ phụng những vị thần ở đỉnh Meru. Các bức tường thành bao quanh đền thì mang phong cách dáng dấp của Wat Phou (Lào).

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại CampuchiaĐền Preah Vihear được xây dựng trên dãy núi giữa biên giới hai nước Thái Lan và Campuchia.

Do ngôi đền nằm gần biên giới Campuchia và Thái Lan nên khu vực này bị tranh chấp cho đến 15 tháng 6 năm 1962, khi Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) phán quyết rằng ngôi đền thuộc Campuchia. Ngôi đền đã mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng năm 1982 tuy nhiên năm sau đó năm 1983 ngôi đền bị Khmer đỏ chiếm đóng.

Đến năm 1998 ngôi đền được mở cửa lại và vào năm 2003 Campuchia hoàn tất việc xây dựng lại những phần bị phá hủy.

Năm 2007 Campuchia đề nghị Unesco công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bị Unesco bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan, thêm vào đó Thái Lan cũng bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia.

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

Tuy nhiên, một năm sau, được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận trước đó là đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa hoàng gia (2003). Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bị trong nước cáo buộc là vi phạm pháp luật khi ủng hộ Campuchia đăng ký Đền Preah Vihear là di sản thế giới, và ông này đã phải từ chức. Chính vì điều này mà quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan trở nên căng thẳng.

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

Sự tranh chấp này xảy ra vì Đền nằm cheo leo trên dãy núi Dângrêk, thuộc khu vực khá nhạy cảm là đường biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Phần nửa đền nằm bên vườn quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalak thuộc tỉnh Sisaket của Thái Lan, một nửa đền thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia. Do ngôi đền được xây trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia (trước đây được cho là lãnh thổ Thái Lan), nhưng lối dẫn vào ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đá dựng đứng cheo leo và không thể tiếp cận từ phía Campuchia. Điều này có nghĩa là, để tham quan được di sản này bắt buộc du khách phải đi từ phía cổng của vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan.

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

Đền Preah Vihear - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia
Các đền tháp đã bị hư hại trong khuôn viên đền Preah Vihear

Loading...
TIN CŨ HƠN
UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

Ngày 7/7, Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa thành phố cổ Hebron ở khu Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới cần được bảo vệ.

Đăng ngày: 08/07/2017
Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Là tàn tích một thị trấn cảng Vùng Vịnh thế kỷ 18, Di chỉ khảo cổ Al Zubarah là địa danh duy nhất của Qatar được công nhận là Di sản thế giới.

Đăng ngày: 19/06/2017

"Hòn đảo ma" giữa biển khơi Nhật Bản trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO

Hoang đảo nổi tiếng ghê rợn của Nhật Bản được UNESCO vinh danh làm Di sản Văn hóa thế giới. Để làm được chuyện đó, tất nhiên là cả một sự nỗ lực không ngừng.

Đăng ngày: 02/06/2017
Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Ngày 14/2, tại xã Xuân Lương, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây Lim xanh nghìn năm tuổi là Cây di sản Việt Nam.

Đăng ngày: 15/02/2017
7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

Cây đa ước chừng 600 năm tuổi, cây bàng 350 tuổi cây thị 200 tuổi... đang tô điểm nét cổ kính của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Đăng ngày: 11/01/2017
10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

Chuyên trang du lịch Rough Guides đưa ra danh sách 10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á, trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Đăng ngày: 20/12/2016
Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới

Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới

Vượt qua 18 hồ sơ các nước được thông qua không cần thảo luận, hồ sơ di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đăng ngày: 02/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News