Đèn sạc chiếu sáng tuổi thọ 10 vạn giờ
Phòng thí nghiệm công nghệ Nano (LNT) ĐH Quốc gia TP.HCM vừa giới thiệu một loại đèn sạc phát ánh sáng trắng, không sinh nhiệt khi chiếu sáng, phục vụ sinh hoạt hàng ngày và có tuổi thọ tới 100.000 giờ.
Đây là lô đèn sạc đầu tiên sử dụng công nghệ bán dẫn phát sáng (LED) do phòng thí nghiệm công nghệ Nano (LNT) ĐH Quốc gia TP.HCM sản xuất thử nghiệm với số lượng 150 cái.
Lô hàng đầu tiên có 4 model, với kí hiệu: SLL01, SLL02, SLL02 và SLL04.
PGS.TS Đặng Mậu Chiến, Giám đốc LNT đã cho biết như trên tại buổi lễ giới thiệu sản phẩm đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời nhân kỉ niệm 4 năm ngày thành lập LNT.
Theo PGS.TS Đặng Mậu Chiến, khác với dòng đèn LED đã xuất hiện trên thị trường, chủ yếu ở dạng đèn màu, dùng làm đèn chỉ thị điện tử, đèn màu quảng cáo, đèn trang trí, các sản phẩm đèn LED do LNT sản xuất (từ khâu chế tạo chíp đến lắp ráp sản phẩm đèn sạc cuối cùng) phát ánh sáng trắng và được sử dụng rộng rãi cho mục đích chiếu sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
![]() |
Đèn LED phát ánh sáng trắng do Phòng thí nghiệm công nghệ Nano (ĐHQG TP.HCM) sản xuất. (Ảnh: VNN) |
Cụ thể, đèn LED do LNT sản xuất có những công dụng dùng để sinh hoạt trong nhà, đặc biệt vùng sâu, vùng xa nơi không có mạng lưới điện; dùng để làm việc trong văn phòng; Sửa chữa, bảo trì thiết bị, xe hơi; Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; Sinh hoạt ngoài trời: sân vườn, cắm trại, câu cá, du ngoạn...
So với loại đèn compact đang phổ biến trên thị trường hiện nay, đèn LED có tuổi thọ cao hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và không sinh nhiệt khi chiếu sáng.
Tất cả công đoạn sản xuất đèn LED đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao vì phải xử lý chính xác các đơn vị có kích thước thật nhỏ và phải chế tạo các màng bán dẫn thật mỏng trong môi trường thật sạch để đảm bảo tính năng và tuổi thọ của đèn.
"Sản xuất đèn LED là một trong những hướng nghiên cứu chiến lược của LNT nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng vào đời sống, phục vụ chương trình tiết kiệm năng lượng của nhà nước" - ông Chiến nói.
Đèn LED do LNT sản xuất có giá thành dự kiến 200.000 đồng/cái.
![]() |
Giới thiệu hoạt động của Phòng thí nghiệm công nghệ Nano (Ảnh: M. Loan) |

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
