Đi chơi ngoại khóa, nhặt được báu vật 1.400 tuổi từ "đảo Đá Quý"
Một chiếc kim tự tháp bằng vàng và hồng ngọc tinh xảo là báu vật đắt giá đối với giới sưu tập lẫn các nhà khảo cổ, bởi tiết lộ nhiều dữ liệu lịch sử đặc biệt.
Theo Acient Origins, báu vật bé nhỏ được nhà khảo cổ nghiệp dư Jamie Harcourt ở Anh phát hiện khi anh trang thủ dò kim loại trong chuyến đi chơi ngoại khóa cuối học kỳ. Kết quả giám định cho thấy chiếc kim tự tháp kỳ lạ được chế tác từ tận những năm 560-630 sau Công Nguyên, là một cổ vật đặc biệt quý hiếm được chế tác từ vàng và ngọc hồng lựu.
Cận cảnh "kim tự tháp" trang trí dây nịt kiếm - (Ảnh: Norfolk Coroner Office)
Giải thích với BBC, bà Helen Geake từ Văn phòng Norfolk Coroner cho biết chiếc kim tự tháp bé nhỏ này đã được người cổ đại gắn vào 2 đầu của dây nịt kiếm. Dựa vào cách chế tác của kim tự tháp, anh ta có thể là một lãnh chúa hoặc một tùy tùng thân cận của một lãnh chúa vĩ đại hoặc một vị vua Anglo-Saxon nào đó, với địa vị cực kỳ cao trong xã hội.
Đã có vài chiếc kim tự tháp tương tự được tìm thấy trên đất Anh, đều được chế tác bởi những thợ thủ công có trình độ vượt bậc. Vàng ròng rất quý giá, nhưng thứ khiến nó trở thành báu vật vô song nằm ở những viên ngọc hồng lựu được nạm vào.
Theo Daily Mail, ngọc hồng lựu này chỉ có thể nhập khẩu từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka, mà các nhà nghiên cứu nghiêng về giả thuyết Sri Lanka hơn, bởi lẽ thời cổ đại, nơi đó đã từng được mệnh danh là "đảo Đá Quý". Những viên ngọc đã vượt một chặng đường 5.000 dặm, với rất nhiều hiểm trở và khó khăn để đến được đất Anh, thậm chí trả giá bằng mạng sống của các thương nhân trên biển.
Các nhà khảo cổ nhấn mạnh rằng các viên ngọc nạm trên báu vật này là bằng chứng sống động về mạng lưới thương mại toàn cầu đáng kinh ngạc vào thời kỳ đó. Đảo Đá Quý nổi tiếng thế giới vì cung cấp cho các nhà quý tộc ngọc bích, ngọc hồng lựu, thạch anh tím... và nhiều loại đá quý khác với chất lượng tốt nhất thế giới. Với việc nhập khẩu khó khăn 1.400 năm trước, giá trị của những viên ngọc này lớn hơn giá trị hiện tại gấp nhiều lần.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
