Di dời nhiên liệu hạt nhân Fukushima

Trong giai đoạn đầu, nhóm chuyên gia dùng thiết bị điều khiển từ xa để đặt các thanh nhiên liệu vào thùng và vận chuyển đến bể chứa khác.

Tokyo Electric Power Company (Tepco), công ty chịu trách nhiệm vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, bắt đầu di dời các thanh nhiên liệu hạt nhân khỏi bể chứa gần lò phản ứng số ba, BBC hôm 15/4 đưa tin.

Di dời nhiên liệu hạt nhân Fukushima
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 10/3/2018, 7 năm sau thảm họa. (Ảnh: AFP).

Quá trình này dự kiến kéo dài hai năm. Giai đoạn tiếp theo sẽ là di dời nhiên liệu hạt nhân bị nóng chảy nằm sâu bên trong. Trước đó, việc di dời nhiên liệu bị hoãn do các mảnh vỡ trong tòa nhà sau động đất và một số vấn đề kỹ thuật khác.

Thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 gây ra những vụ nổ hydro, phá hủy các phòng chứa lò phản ứng của nhà máy Fukushima Daiichi. Lò phản ứng số một, hai và ba bị nóng chảy.

Trong đợt dọn dẹp này, hơn 500 thanh nhiên liệu trong bể chứa sẽ được đặt vào thùng, nâng lên và vận chuyển bằng xe tải đến một bể nước khác. Khí phóng xạ có thể thoát ra nếu thanh nhiên liệu vỡ hoặc tiếp xúc với không khí.

"Chúng tôi phải xử lý cẩn thận và tiến hành đo đạc vì bụi sẽ bốc lên và làm tăng các chỉ số phóng xạ", Yuka Matsubara, phát ngôn viên Tepco, cho biết.

Việc di dời nhiên liệu hạt nhân nóng chảy trong phòng chứa lò phản ứng số ba dự kiến bắt đầu vào năm 2021. Đây được coi là phần khó nhất của dự án. Tepco cũng lên kế hoạch di dời nhiên liệu từ phòng chứa lò phản ứng số một và hai năm 2023.

Di dời nhiên liệu hạt nhân Fukushima
Nhiên liệu trong bể chứa gần lò phản ứng số bốn được di dời năm 2014. (Ảnh: AFP).

Năm 2014, nhóm kỹ sư đã di dời các thanh nhiên liệu gần lò phản ứng số bốn. Lò phản ứng này không hoạt động khi thảm họa ập đến. Dù xảy ra hư hại, nó vẫn không bị nóng chảy.

Vài tuần trước, nhà chức trách đã cho phép người dân ở một số khu vực thuộc Okuma, phía tây nhà máy Fukushima Daiichi, quay về sau 8 năm sơ tán. Khoảng 50 người được phép trở lại do lượng phóng xạ đã ở mức an toàn. Tuy nhiên, phóng xạ vẫn là mối bận tâm lớn và phần lớn cư dân gốc của thị trấn vẫn chưa thể quay về.

Thảm họa xảy ra với nhà máy năm 2011 đã khiến hơn 470.000 người phải sơ tán. Không có ai thiệt mạng do hậu quả trực tiếp từ việc lò phản ứng hạt nhân nóng chảy, nhưng sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhiều người dân Nhật.  

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
9 điều bạn cần biết về Nhà thờ Đức Bà Paris

9 điều bạn cần biết về Nhà thờ Đức Bà Paris

Dưới đây là những điều bạn cần biết về một trong những địa danh tôn giáo mang tính lịch sử và biểu tượng lớn của châu Âu.

Đăng ngày: 16/04/2019
Thiết kế dễ bắt lửa của Nhà thờ Đức Bà Paris

Thiết kế dễ bắt lửa của Nhà thờ Đức Bà Paris

"Rừng" thanh giằng bằng gỗ bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris tiếp sức cho ngọn lửa bùng lên thiêu hủy phần mái của công trình nổi tiếng.

Đăng ngày: 16/04/2019
Tò mò về hóa học, thanh niên Nhật mua Uranium trên mạng về để chế thử quặng

Tò mò về hóa học, thanh niên Nhật mua Uranium trên mạng về để chế thử quặng

Cảnh sát cho biết có lẽ cậu nhóc này chỉ quá yêu thích bộ môn Hóa học chứ chẳng hề có ý định tạo...vũ khí hạt nhân.

Đăng ngày: 16/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News