Đi tìm hung thủ khiến cả nước Mỹ đóng băng

Cùng truy tìm nguyên nhân khiến người dân Mỹ phải trải qua những ngày bị băng tuyết viếng thăm.

>>> 50 bang nước Mỹ chìm trong giá rét, 4 người chết
>>> Video: Cận cảnh bão tuyết khổng lồ khi nhìn từ bên trong

Dư luận những ngày gần đây đang xôn xao về câu chuyện băng tuyết đang hoành hành khắp nước Mỹ. Các thành phố như Buffalo, New York… trong vài ngày trở lại đây gần như tê liệt vì tuyết rơi quá dày và nhiệt độ xuống cực thấp.

Theo các chuyên gia, có thời điểm tuyết đã rơi dày tới 1,5m, đạt ngưỡng kỉ lục trong lịch sử Hoa Kỳ. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng trên được cho là do bão tuyết, song thực sự ẩn đằng sau cơn bão ấy là điều gì?

Hãy cùng khám phá để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Thông thường, nước Mỹ bắt đầu bước vào mùa đông khoảng ngày 21, 22/12 (Đông chí). Tuy nhiên, ngay từ thời điểm cuối tháng 11, người dân Hoa Kỳ đã phải hứng chịu những đợt lạnh khủng khiếp do bão tuyết tràn về.

Theo đó, một loạt các thành phố ở Mỹ, trong đó có New York đã gần như tê liệt trong những ngày vừa qua bởi tuyết rơi quá dày. Điển hình như thành phố Buffalo, phía Tây New York bị tuyết phủ cao tới 1,5m hồi đầu tuần.

Tình hình tại Mỹ khẩn cấp tới mức Thống đốc bang Andrew Cuomo phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều địa điểm, huy động cả lực lượng Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ dọn tuyết với người dân.

Ngay lập tức, rất nhiều chuyên gia khí tượng học đã tìm cách giải thích hiện tượng thời tiết khắc nghiệt kể trên. Nhiều người cho rằng, tuyết rơi quá dày là do một hiệu ứng khí tượng: “hiệu ứng hồ”.

Cụ thể, đây là hiện tượng xảy ra khi khí lạnh từ Canada di chuyển qua các địa điểm xung quanh Ngũ Đại hồ (Great Lakes) vốn rất ấm áp. Điều này khiến tuyết rơi dày hơn cũng như tạo ra những cơn gió giật mạnh.


Băng tuyết dày đặc tới mức, các loại ô tô có cơ hội "ngủ đông" gần một tuần lễ

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác khẳng định, hiệu ứng trên chỉ làm cho thời tiết thêm khắc nghiệt, chứ nguyên nhân đích thực không chỉ đơn giản như vậy. Theo họ, hung thủ thực sự khiến cả nước Mỹ đóng băng chính là lốc xoáy vùng cực.

Theo đó, trên thế giới có hai khối không khí lạnh cực lớn nằm ở hai cực, gọi là lốc xoáy vùng cực (polar vortex). Hai khối khí này di chuyển ngược theo chiều kim đồng hồ, trở nên lạnh và đặc hơn trong không trung. Nhờ có chúng, thời tiết toàn cầu được đảm bảo sự ổn định.

Tuy nhiên, khi biến đổi khí hậu làm Trái đất ngày một nóng lên, hoạt động của cả hai khối lốc xoáy này bị thay đổi. Trong trường hợp này, chính lốc xoáy vùng cực Bắc đã gây nên hiện tượng thời tiết cực đoan ở Hoa Kỳ.


Băng tuyết ở Mỹ thời điểm này cao quá đầu người

Cụ thể, từ năm 1960 tới nay, Bắc Cực đã nóng lên thêm 2độ C. Nói cách khác, nhiệt độ giữa Bắc Cực và Bắc Mỹ đã và đang xích lại gần nhau hơn. Do đó, lốc xoáy cực Bắc có xu hướng thay đổi vận động, gây nên những hiện tượng thời tiết rất “ngược đời”.

Điển hình là năm 2013, nước Mỹ cũng đã trải qua một thời kì gần như “đông đá” vì lạnh. Ngược lại, ở những vùng đất vốn lạnh lẽo cùng vĩ độ như Fairbanks hay St.Peterburg, các chuyên gia lại ghi nhận thời tiết ấm nhất từ trước tới nay.

Vì vậy, nhiều quan điểm cho rằng, tình trạng băng tuyết hiện nay ở Mỹ có nhiều điểm tương đồng với năm 2013, khi nhiệt độ ở đây có lúc xuống tới -50 độ C. Song, có khả năng, ảnh hưởng của lốc xoáy cực Bắc năm nay mạnh hơn năm trước. Các chuyên gia dự đoán, lượng tuyết rơi quá dày sau khi tan có thể khiến nước Mỹ đối mặt với thiên tai tiếp theo: lũ lụt.

Như vậy, đằng sau hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hiện nay trên lãnh thổ Hoa Kỳ chính là lốc xoáy vùng cực, mà rộng hơn đó là biểu hiện của tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày một trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy chung tay hành động ngay hôm nay, trước khi phải chứng kiến cái kết của hành tinh xanh vì biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News