Đi tìm loài động vật "lắm mồm" nhất trong thế giới tự nhiên
Sự giao tiếp trực tiếp của con người và động vật không chỉ là để kiếm thức ăn mà còn là trao đổi thông tin hay giải trí. Thế nhưng, bạn có bao giờ thắc mắc, trong số tất cả các loài động vật cùng chung sống với chúng ta trên Trái đất, loài vật nào "lắm mồm" nhất chưa?
Đối với con người, giao tiếp và trao đổi là nền tảng của các mối quan hệ và là chìa khóa thành công của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Động vật thường tạo ra âm thanh để gửi cảnh báo, thu hút bạn tình, phát tín hiệu đau đớn, tìm kiếm đồng loại của chúng hoặc bảo vệ lãnh thổ của chúng. Giống như con người, chúng sử dụng âm thanh để làm rất nhiều việc, đặt nền tảng cho các mối quan hệ xã hội của chúng, do đó việc giao tiếp ở động vật đảm bảo sự tồn tại của chính chúng.
Động vật thường tạo ra âm thanh để gửi cảnh báo, thu hút bạn tình, phát tín hiệu đau đớn...
Thế nhưng, bạn có bao giờ thắc mắc, trong số tất cả các loài động vật cùng chung sống với chúng ta trên Trái đất, con vật nào phát ra âm thanh nhiều nhất hay chưa? Giá trị của việc trở thành một người "nhiều chuyện" là gì khi những âm thanh này có thể báo động những kẻ săn mồi nhưng cũng có thể mang lại rủi ro sinh tồn?
Đối với con người, chúng ta có thể đo lường "giao tiếp âm thanh" từ hai khía cạnh: một là thời gian dành cho việc phát âm; hai là sự đa dạng của nội dung được truyền tải bởi những giọng nói này. Làm thế nào để hai khía cạnh này áp dụng cho các loài không phải con người? Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số xu hướng chung giữa những loài tạo ra nhiều tiếng ồn và những loài thích sống yên tĩnh.
Bạn có thể nghĩ rằng một trong những động lực chính của giao tiếp động vật là mức độ gắn kết xã hội của mỗi loài. Thật vậy, những loài có tính xã hội cao sẽ có khả năng biểu đạt bằng âm thanh tốt hơn. Ví dụ, các loài chim như chim sẻ queria sẽ bay thành đàn, chúng thường liên tục phát ra tiếng động lớn trong khi bay. Trong số các loài động vật có vú, cũng có những thành viên như cầy meerkat, là loài động vật nhỏ đến từ miền nam Châu Phi, chúng thường sống thành một cộng đồng xã hội lớn, hợp tác kiếm ăn và nuôi dạy đàn con, đồng thời cũng phát ra rất nhiều âm thanh để nhắc nhở đồng loại chú ý đến những kẻ săn mồi gần đó.
Những loài có tính xã hội cao sẽ có khả năng biểu đạt bằng âm thanh tốt hơn.
Arik Kirsenbaum, một nhà động vật học tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, đã nghiên cứu khả năng giao tiếp bằng âm thanh của động vật và sử dụng các thuật toán để phân tích, so sánh âm thanh của chúng. "Khi chúng (cầy meerkat) đang tìm kiếm thức ăn, chúng luôn 'la hét', chỉ để cho mọi người biết, 'Tôi ở đây; là tôi; mọi thứ đều ổn; không có động vật ăn thịt nào xung quanh", Arik Kirsenbaum nói, "chúng tiếp tục thực hiện những âm thanh để giữ liên lạc với nhau".
Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí được áp dụng phổ biến. Arik Kirsenbaum nói rằng tính xã hội không nhất thiết có nghĩa là động vật phải giao tiếp nhiều, bởi vì việc giao tiếp bằng những âm thanh quá ồn ào cũng có cái giá của nó.
Việc giao tiếp bằng những âm thanh quá ồn ào cũng có cái giá của nó.
Một yếu tố quan trọng khác là âm thanh cũng khiến động vật có nguy cơ bị săn mồi. Ngay cả những loài có tính xã hội cao - chẳng hạn như loài tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với con người - hai yếu tố này cũng có thể gây ra rất nhiều áp lực cho việc giao tiếp bằng "giọng nói" của chúng. Kirsenbaum cho biết: "Xét đến mức độ phức tạp của nhóm tinh tinh, 'giọng nói' của chúng có thể nói là rất nhỏ". Để hạn chế sự giao tiếp bằng 'giọng nói', chúng thường sử dụng cử chỉ để giao tiếp với nhau.
Tất nhiên, âm thanh không phải là yếu tố bắt buộc trong giao tiếp của động vật. Kirsenbaum nói: "Các loài động vật vẫn có thể lan truyền thông tin với nhau thông qua âm thanh, khứu giác hay tư thế, điều này sẽ hình thành một cái nhìn toàn diện về những gì nên làm và cách tương tác với cá thể khác".
Thế nhưng Kirsenbaum cũng chỉ ra rằng khi các loài xã hội giao tiếp bằng giọng nói, chúng thường truyền tải thông tin đa dạng hơn. Nói chung, các loài động vật sống đơn lẻ thường truyền tải thông tin đơn giản hơn, trong khi động vật sống trong các nhóm đông đúc, có tập tính xã hội cao sẽ cần duy trì hệ thống phân cấp xã hội.
Tuy nhiên, khi chúng ta cố gắng phân tích những gì động vật "nói" khi chúng phát ra âm thanh, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn. Một trong những lý do là con người đã mắc sai lầm trong việc sử dụng tiêu chuẩn "giao tiếp là gì" - đặc biệt là thông qua khuôn khổ ngôn ngữ để đánh giá âm thanh của động vật.
Có bằng chứng cho thấy một số tiếng gọi động vật có ý nghĩa cụ thể (loại thông tin này được các nhà nghiên cứu gọi là "giao tiếp tham chiếu") và có thể được coi là tương tự như lời nói. Ví dụ, một số loài khỉ sẽ phát ra âm thanh báo động cụ thể để báo hiệu mối đe dọa của những kẻ săn mồi, trong khi cá heo sẽ phát ra những tiếng huýt sáo khác nhau cho những họ hàng khác nhau. Kirsenbaum nói: "Chúng sử dụng âm thanh cụ thể này như một cái tên, có thể được coi là một từ".
Vì vậy, giao tiếp của động vật không được cấu tạo bởi những "từ" rời rạc với những ý nghĩa riêng biệt như ngôn ngữ của con người. Quan điểm này đã được xác nhận ở các loài chim biết hót; mặc dù những loài chim này có một số chuỗi âm thanh phức tạp nhất trong giới động vật, những chuỗi này thường xuất hiện trong các tình huống chẳng hạn như kêu gọi bạn đời hoặc bảo vệ lãnh thổ.
Vậy, loài vật nào là loài vật "nói nhiều" nhất? Kirsenbaum đã đưa ra một suy đoán có tính toán, theo nghiên cứu của ông, trong số những loài động vật phát ra âm thanh, cá heo có thể là đối thủ cạnh tranh khá mạnh mẽ. Ông nói: "Nếu bạn ở dưới nước với cá heo, bạn sẽ thấy rằng chúng hầu như không bao giờ yên tĩnh. Chúng luôn tạo ra tiếng động".
- Bức ảnh sư tử kiêu hãnh đứng trên đồi toàn xương như cảnh quay "kinh điển" trong phim Hollywood
- Thằn lằn định ăn tươi nuốt sống bọ ngựa, không ngờ chuốc về kết cục bi thảm
- Hổ mang chúa là loài rắn duy nhất xây tổ, vậy chúng đã làm thế nào?