Hổ mang chúa là loài rắn duy nhất xây tổ, vậy chúng đã làm thế nào?
Rắn hổ mang chúa (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah) là loài rắn duy nhất trên thế giới biết làm tổ để đẻ trứng (theo National geographic - King Cobra). Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về quá trình xây dựng tổ của loài rắn này.
Sau khoảng thời gian giao phối là từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm thì những con cái sẽ tiến hành làm tổ, chúng sẽ chọn những vị trí các bụi tre gần nguồn nước như sông, suối... và cách xa vị trí con người sinh sống để xây tổ.
Một tổ rắn hổ mang chúa. (Ảnh: ResearchGate).
Rắn cái sẽ dùng cơ thể của mình để cuộn những lá tre khô rụng trong vòng bán kính 2m để gom về vị trí mà nó sẽ làm tổ. Đây là lớp lá đệm để ổn định nhiệt độ và độ ẩm cho tổ của rắn hổ mang chúa, nó sẽ dùng thân mình để miết cho lớp lá này phẳng và dẹt xuống.
Đây là lớp lá rất quan trọng vì sẽ giúp thoát nước mưa cho tổ trứng để tránh các trứng rắn bị úng nước, tiếp đến hổ mang chúa sẽ xây dựng lớp nhân trung tâm mà ở đây những quả trứng sẽ được ấp, quá trình làm tổ sẽ mất khoảng 2 tuần.
Đây là lớp lá đệm để ổn định nhiệt độ và độ ẩm cho tổ của rắn hổ mang chúa. (Ảnh: Cắt từ video trong bài).
Cuối cùng hổ mang mẹ sẽ gom một lớp lá khác phủ lên trên tổ của mình để đắp tổ hình gò đất cao khoảng 50 cm và rộng 140 cm nhằm ngăn nước mưa chảy từ trên xuống.
Hổ mang mẹ thường sẽ nằm trên lớp lá này để canh tổ và phơi nắng (thời gian từ lúc đẻ trứng đến lúc nở là khoảng 51 đến 79 ngày). Đây cũng là khoảng thời gian rắn mẹ hung dữ nhất, hổ mang mẹ sẽ nhịn ăn, hổ mang chúa bố cũng ở cạnh những tổ trứng này để bảo vệ con.
Rắn hổ mang chúa mẹ sẽ đẻ khoảng 20 đến 40 trứng vào tổ (cuối tháng 3 đến cuối tháng 5), những quả trứng có lớp vỏ rất mềm chứ không hề cứng như trứng của các loài gia cầm, nặng khoảng 18,4 đến 40 g.
Trứng sẽ nở sau khoảng 51 đến 97 ngày. (Ảnh: Top Facts List Top Facts List)
Nhiệt độ ở trung tâm tổ duy trì từ khoảng 26 đến 29,5 °C với độ ẩm tương đối từ 80% đến 90%. Khi trứng bắt đầu nở thì rắn con sẽ nhanh chóng chui ra khỏi tổ và tìm đến các nguồn nước để uống nước (rắn rất dễ mất nước qua da).
Rắn mẹ cũng sẽ rời tổ khi trứng nở để kiếm ăn và cắt đứt mọi mối quan hệ với các con của mình, các con rắn con phải bắt đầu sống tự lập và tự mình đi tìm thức ăn ngay khi thấy ánh sáng mặt trời.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
